Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_8_tuan_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM ĐỊNH MA TRẬN TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn lớp 8 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Lĩnh vực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội dung TL TN TL TN TN TL Câu Điểm Tiếng Việt Trường từ vựng, trợ từ, C1,2,3 C1 ý thán từ, , tình ,4,5,6, 8.1/3 b 3,5 đ thái từ, từ 7 1,5đ tượng 2đ 15% hình,tượng 20% 35 % thanh C1 ý c Văn học C1 ý a, (Truyện ký 1đ 2/3 1 đ 2,5đ Việt Nam) 10% 15% 25% C 2 Tập làm văn 4,5đ 1 4,5đ Văn tự sự 45% 45% Tổng số câu 1/3 8 1/3 1.1/3 10 2đ 1đ 1, 5 đ 5,5đ 10 10 Tổng số điểm 20% 10% 15% 55% 100% 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 8 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Phần I: Trắc nghiệm. Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em. Câu 1:Các từ ngữ như: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi,ồ, ô, ô hay, úi chà, ái chà, ái, ủa, ối, thay, xiết bao, biết bao, biết chừng nào, thuộc loại từ nào? A. Quan hệ từ. B. Đại từ C. Phụ từ. D. Thán từ Câu 2: Các từ : tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng thuộc trường từ vựng nào dưới đây A. Chỉ bản chất con người. B. Chỉ tâm hồn con người C. Chỉ đạo đức con người. D. Chỉ tâm trạng con người Câu 3: Dòng nào sau đây sử dụng phép nói quá A. Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn. B. Lá lành đùm lá rách. C. Chị ngã em nâng. D. Học thày không tày học bạn. Câu 4: Từ “lắc cắc” trong câu “Gió giật sườn non khua lắc cắc” là từ: A. Từ tượng hình. B. Từ tượng thanh Câu 5: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào: “Tắt đèn là một trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Việt Nam trước Cách Mạng. Kết cấu tác phẩm chặt che, rất liền mạch, giàu tính kịch. Đặc biệt với số trang ít ỏi, Tắt đèn đã dựng lên nhiểu tính cách điển hình, khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.” (Nguyễn Hoành Khung) A. Diễn dịch. B. Qui nạp C. Song hành. D.Liên tưởng Câu 6: Đoạn thơ sau,nhà thơ Chế Lan Viên đã sử dụng mấy từ ngữ địa phương: “Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn thêm một tí rau thơm Ờ! Thế đó mà một đời xa cách mẹ Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm” A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Năm từ. Câu 7: Những thơ sau sử dụng phép tu từ gì: “Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào” (Lê Anh Xuân) A. So sánh. B. Ẩn dụ C .Hoán dụ. D Nhân hóa Câu 8. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ: A. Những tên khổng lồ nào cơ? B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư! C. Giúp tôi với, lạy Chúa! D. Nếu vậy, tôi chẳng biết phải trả lời ra sao. Phần II. Tự luận Câu 1: Đọc đoạn văn sau: và trả lời các câu hỏi “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.” (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng) a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn b Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và phân tích giá trị biểu cảm. d. Sau khi học xong đoạn trích Trong lòng mẹ em học tập được điều gì từ bé Hồng? Bài học đó em sẽ thể hiện qua những hành động việc làm cụ thể nào? Câu 2: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
  3. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 6 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Phần I: Trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A A B A A A D Phần II. Tự luận: Câu 1: 3,5đ Nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn (1đ - Nội dung: Đoạn văn thể hiện cảm xúc đau đớn uất ức của bé Hồng trước cảnh ngộ tội nghiệp của người mẹ (0,5đ) - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0,5đ) Chỉ ra phép tu từ và phân tích giá trị biểu cảm: 1,5đ - Chỉ ra phép tu từ: so sánh + Hình ảnh so sánh: Giá những những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi Phân tích giá trị biểu cảm: - Hình ảnh so sánh "Giá những mới thôi": So sánh rất độc đáo cái trừu tượng với cái cụ thể, kết hợp một loạt các động từ mạnh: vồ, cắn, nhai, nghiến-> Tâm trạng uất ức, dâng lên đến cực điểm và sự căm ghét đến cao độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình của bé Hống + Hình ảnh so sánh cũng thể hiện được lòng hiếu thảo, sự cảm thông và tình cảm sâu sắc mà cậu bé dành cho người mẹ tội nghiệp của mình. Bài học thực tế (1đ) - Học tập được ở cậu bé lòng hiếu thảo, sự cảm thông biết yêu thương chia sẻ với những vất vả, đau đớn mà mẹ mình phải chịu đựng. - Học được lòng vị tha biết yêu thương, không sống ích kỷ - Thể hiện bằng những việc làm cụ thể: + Vâng lời cha mẹ. học tập tu dưỡng tốt + Giúp đỡ, hiếu thảo với mẹ . Câu 2: 4,5đ a. Mở bài: 0,25đ - Giới thiệu về câu chuyện định kể - Nêu ấn tượng khái quát: Xúc động b. Thân bài: 4 đ - Kể diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định. - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp c. Kết bài: (0,25đ) Nêu kết cục của câu chuyện - Cảm nghĩ của người viết Cách chấm. - Kể mạch lạc, đúng phương thức tự sự, đảm bảo đủ các chi tiết quan trọng trong văn bản Lão Hạc, có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lý. Câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Diễn đạt lưu loát. (3 đ – 4 đ) - Kể sơ sài, yếu tố miêu tả, biểu cảm gượng ép, thiếu hiệu quả (2 đ- 2,5đ) - Kể sơ sài, diễn đạt kém, các đoạn không rõ ràng, ít hoặc không sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm ( 1đ – 2đ) - Lạc đề, sai phương pháp (không cho điểm)