Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

docx 5 trang thungat 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_8_tuan_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2018_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 8 tuần học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tống Văn Trân (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM ĐỊNH MA TRẬN TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn Ngữ Văn lớp 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Mức độ Vận dụng Tên Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng Cấp độ cao Chủ đề thấp 1. 1. Tiếng Việt - Các PCHT - Sự phát -Thuật ngữ triển của từ -Trau dồi vốn vựng từ. - Thành ngữ Số câu Số câu 5 Số câu 3 Số câu 8 Số điểm Số điểm 1,25 Sốđiểm0,75 2 điểm Tỉ lệ % Tỉ lệ 12,5% Tỉlệ 0,75% =20% 2. ĐỌC HIỂU Số câu Số câu 1 Số câu 2 Số câu 3 Số điểm Số điểm 1 Số điểm 2 3 điểm Tỉ lệ % Tỉ lệ 10 % Tỉ lệ 20% = 30% 3 Tậplàm văn Viết bài văn tự sự Văn tự sự. Số câu Số câu: Số câu: 1 Số câu 1 Số điểm Số điểm: Số điểm: 5 6 điểm Tỉ lệ % Tỉ lệ: Tỉ lệ: 60% =60% Tổng số câu Số câu5 Số câu 4 Số câu 2 Số câu 1 Số câu 12 Tổng số điểm Số điểm 1 Số điểm 2 Số điểm 2 Số điểm 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Ti lệ 10% Tỉ lệ 10% Ti lệ 20% Ti lệ 50% Tỉ lệ 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) Phần I. Trắc nghiệm (2 đ) Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em. Câu 1. Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại? A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao B. Người nói nắm được đặc điểm của tình huống tiếp. giao tiếp. C. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm D. Người nói muốn gây một sự chú ý để gười hội thoại khác quan trọng hơn nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. Câu 2. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.” ( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? A. Có. B. Không. Câu 3. Nói" một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng. A.Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. B.Hiện tượng đồng nghĩa của từ. C.Hiện tượng đồng âm của từ D.Hiện tượng trái nghĩa của từ. Câu 4. Từ nào trong những từ sau không phải là từ Hán Việt A.Thanh minh B.Giai nhân C.Tố nga D.Dập dìu Câu 5. Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm lịch sự. Câu 6. Cụm từ ''tấm son'' trong câu thơ '' Tấm son gột rửa bao giờ cho phai'' ( Trích '' Truyện Kiều '' - Nguyễn Du) tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Hoán dụ B.Nhân hóa C Ẩn dụ D So sánh. Câu 7. Các thuật ngữ trọng lực, chuyển động đều,lực đẩy, thuộc lĩnh vự khoa học nào? A. Vật lí B.Toán học C. Văn học D. Sinh học Câu 8. Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ. A. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần! B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ nôm của Nguyễn Du. C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật. D. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự. PHẦN II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
  3. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: -Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: -Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. ( Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì? Câu 2 .Tìm một câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản? Câu 3. Hãy cho biết người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã nhận được của nhau cái gì? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Câu 4. Bài học rút ra từ văn bản trên là gì? Phần III. Tập làm văn: (5,0 điểm) Kể lại một giấc mơ,trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
  4. PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỊNH ĐÁP ÁN KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN Môn Ngữ Văn lớp 9 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài : 90 phút( Không kể thời gian phát đề) PHẦN I TRẮC NGHIỆM ( 2,0điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B A D D C A B PHẦN II. ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu Yêu cầu Điểm Câu1+câu2 - Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. 0, 5đ (1,0đ) - Câu văn có yếu tố miêu tả: “Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt 0, 5đ ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.” hoặc “Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông” Câu3:(1,0đ) - Người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều nhận được của 0, 5đ nhau tình cảm, sự cảm thông và chia sẻ. - Vì: Tuy cả hai người đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng cả hai đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc 0, 5đ biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (đôi mắt đỏ hoe, áo quần tả tơi ) cậu bé không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Câu 4:1,0đ Bài học: + Trong giao tiếp, dù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người đối thoại như thế nào đi nữa thì người nói cũng phải chú ý đến cách nói tôn trọng với người đó. Không nên vì người đó thấp kém hơn mình mà dùng những lời lẽ thiếu lịch sự. + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành là món quà quý giá ta ban tặng người khác. + Khi trao món quà tinh thần ấy thì ta cũng nhận được món quà quý giá như vậy. Nếu HS nêu được một trong ba ý cho 0,25 đ, từ hai ý trở lên cho điểm tối đa Phần III. Tập làm văn: (5,0 điểm) 1. Dạng đề: Kể chuyện tưởng tượng. 2. Nội dung: Giấc mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. 3. Trình bày đầy đủ bố cục một bài văn tự sự. 4. Ngoài phương thức chính là kể, bài viết cần đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận. Bài viết phải có yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật.
  5. 1.MB: Tình huống dẫn vào giấc mơ 2.TB: - Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện . - Cảnh tượng gặp lại người thân xa cách đã lâu. - Diễn biến cuộc gặp gỡ. - Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn. 3.KB: -Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc * Cách cho điểm : - Điểm 4,0 đến 5,0: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, đủ ý, sâu sắc, có sự kết hợp yếu tố miêu tả và sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý, lời văn trong sáng , không mắc lỗi thông thường -Điểm 3,0 đến 3,75 : Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, rõ bố cục mạch lạc, tương đối đủ ý , đã có sự kết hợp yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật hợp lý , diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng. - Điểm 2,0 đến 2,75 : Bài văn đảm bảo khá đủ các yêu cầu trên, bố cục khá mạch lạc, tương đối đủ ý , đã sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật, diễn đạt còn lủng củng, sai không quá 5 lỗi thông thường. - Điểm 1,0 đến 1,75 : Bài viết còn sơ sài, bố cục chưa rõ, các ý tương đối đủ , diễn đạt còn dài dòng, lủng củng. - Điểm từ 0,5 đến 0,75 điểm : Bài viết quá sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0 : Lạc đề. * Lưu ý: Gv căn cứ vào bài làm thực tế của HS để cho điểm hợp lý. Khuyến khích các bài viết có sáng tạo, tỏ rõ năng lực cảm thụ và viết văn lưu loát.