Đề kiểm tra các môn Lớp 5 - Giữa học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH Thanh Ninh

doc 17 trang thungat 6260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra các môn Lớp 5 - Giữa học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH Thanh Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cac_mon_lop_5_giua_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra các môn Lớp 5 - Giữa học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường TH Thanh Ninh

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 THANH NINH Năm học: 2019 – 2020 Bài kiểm tra đọc (Thời gian 40 phút ) Họ và tên học sinh : Lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc thành tiếng: Đọc thầm: ĐỀ CHÍNH THỨC I. Đọc thầm bài văn sau: Quà sinh nhật Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi. Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt, còn búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích. Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi. Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ: - Mẹ mua cho con búp bê này đi! Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: "Bé bé bằng bông " Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ: - Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này? Bé Thuỷ chúm chím cười: - Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui. Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: "Ôi, con tôi!" Theo Vũ Nhật Chương II. Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi và làm bài tập sau: Câu 1 (0,5đ): Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
  2. a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp. b. Để mua những mua đồ chơi đẹp. c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích. Câu 2 (0,5đ): Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào? a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su, b. Có nhiều kích cỡ khác nhau. c. Nhiều màu sắc sặc sỡ. d. Cả 3 ý trên. Câu 3 (0,5đ): Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì? a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông. d. Biết nhắm mắt khi ngủ. Câu 4 (0,5đ): Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ? a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi. b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ. d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác. Câu 5 (0,5đ): Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý? Câu 6 (1đ): Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào? a. Câu kể. b. Câu hỏi c. Câu khiến d. Câu cảm Câu 7 (0,5đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh? a. lạnh lùng b. lạnh giá c. lạnh nhạt d. lạnh tanh Câu 8 (1đ): Trong câu: “Mẹ mua cho con búp bê này đi!”: Từ ngữ in đậm trong câu trên thuộc từ loại nào ? a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ Câu 9 (0,5đ): Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc? a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố. b. Xe chạy băng băng trên đường. c. Đồng hồ chạy đúng giờ. d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa. Câu 10 (1 đ): Đặt câu có từ “bàn” là từ đồng âm. (Đặt một hoặc hai câu). . ___ Đề bài: Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019 - 2020
  3. A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình. II. Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu. À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp. Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi bắt được rồi Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động. Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe. Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít: - Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên! Theo TÔ HOÀI Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (M1- 0.5đ): Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông Câu 2: (M1- 0.5đ): Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu? a. đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ. b. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ. c. đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ. d. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ. Câu 3: (M2- 0.5đ): Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì? a. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây. b. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây. c. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim. d. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ. Câu 4: (M2- 1đ): Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn? a. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ. b. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình. c. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình. d. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội. Câu 5: (M1- 0,5đ): Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”? a. cảm tình b. cảm xúc c. rung động
  4. d. xúc động Câu 6: (M2- 0.5đ): Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm? a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh Câu 7: (M 3- 1đ): Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa. Câu 8: (M4- 1đ): Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.” Câu 9: (M3- 1đ): Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên. Câu 10: (M4- 0,5đ): Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta? . . B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: Nghe - viết: 15 phút. Bài viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra . đến hết.) (SGK TV 5 tập 1 trang 145) 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài : Tả một người mà em yêu quý nhất. Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019 A. Phần kiểm tra đọc 2 .Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a d c b d c Câu 7: VD: Tiếng chim trò chuyện ríu rít trên cành. Câu 8: VD: Thay từ lượn lờ bằng từ lững lờ; thay từ mát ngọt bằng từ mát dịu (hoặc mát êm, mát lành, ) Câu 9: VD: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa. Câu 10: Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: chăm sóc vườn hoa, cây xanh; quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh trường, lớp, để môi trường xanh - sạch - đẹp. B. Phần kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (2 điểm) - Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp, giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp. II. Tập làm văn (8 điểm) * Yêu cầu về kiến thức: - Bài làm của học sinh nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả. - Trình tự miêu tả, cách sắp xếp các ý hợp lý. - Thể hiện được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm trước đối tượng được miêu tả trong cuộc sống.
  5. * Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh viết được bài văn thuộc kiểu bài miêu tả với bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động; từ ngữ gợi tả, gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc - Có sáng tạo trong cách miêu tả. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt mà có thể cho điểm ở mức 7,5- 7 đ, 6,5- 6; 5,5- 4; 4,5- 3; 3,5-3; 2,5- 2; 1,5- 1. - Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 THANH NINH Năm học: 2019 – 2020 Bài kiểm tra viết (Thời gian 55 phút ) Họ và tên học sinh : lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ CHÍNH THỨC I. Chính tả(2 điểm): Viết bài
  6. II. Tập làm văn (8điểm) Đề bài: Em hãy tả hình dáng và tính tình một người thân trong gia đình em. Bài làm
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 A/ Bài kiểm tra đọc: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: 3 điểm (GV chủ nhiệm kiểm tra: Đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17) II. Đọc hiểu: 7 điểm Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 6 7 8 9 Khoanh đúng c d c b d b b a Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 1 0,5 Câu 5 (1 điểm): Bé Thủy tuy còn nhỏ nhưng có tấm lòng nhân hậu biết thương yêu, giúp đỡ đem lại niềm vui cho bà cụ. Câu 10 (1 điểm): Bố em ngồi vào bàn để bàn bạc công việc. B/ Bài kiểm tra viết: 10 điểm I. Viết chính tả (nghe – viết): 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm - Mắc từ 6 lỗi trở lên trừ 2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn bị trừ 0,2 điểm toàn bài. II.Tập làm văn: 8 điểm Đề bài: Em hãy tả một người thân trong gia đình em. Yêu cầu: - Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người. - Bài viết đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 1. Mở bài: 1 điểm 2. Thân bài: 4 điểm - Viết đúng nội dung: 1,5 điểm - Bài viết có kỹ năng: 1,5 điểm - Bài viết có cảm xúc: 1 điểm 3. Kết bài: 1 điểm 4. Chữ viết đúng không sai lỗi chính tả: 0,5 điểm 5. Biết dùng từ và đặt câu trong bài văn: 0,5 điểm 6. Bài viết có sáng tạo: 1 điểm
  8. @@@ChỈ còn toán thôi &&& TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 THANH NINH Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian 40 phút) Họ và tên học sinh : Lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(5 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1 (0,5điểm): Chữ số 9 trong số thập phân 85,924 có giá trị là: 9 9 9 A. B. C. D. 9 1000 100 10 Câu 2 (0,5điểm): Tìm chữ số x, biết : 20,19 > 20,x9 A. x = 1 B. x = 0 C. x = 2 D. x = 9 Câu 3 (0,5điểm): 20% của một số bằng 23,4. Vậy số đó là: A. 234 B. 80 C. 117 D. 468 Câu 4 (1điểm): Phép tính 4,5 : 0,1 x 2 có kết quả là: A. 90 B. 0,9 C. 45 D. 0,45 Câu 5 (1điểm): Một lớp học có 16 học sinh nữ và 24 học sinh nam. Tỉ số phần trăm số học sinh nữ với học sinh cả lớp là: A. 66,66% B. 40% C. 60% D. 140% Câu 6 (1điểm): Diện tích hình tam giác có độ dài đáy là 3m, chiều rộng 24dm là: A. 72m2 B. 7,2m2 C. 3,6m2 D. 54 m2 II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (2điểm): Đặt tính rồi tính a) 456,25 + 213,98; b) 578,40 – 407,89; c) 55,07 x 4,5; d) 78,24 : 1,2.
  9. Câu 2 (2điểm): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng là 7,8m; chiều dài hơn chiều rộng 6,4m. Tính chu vi và diện tích mảnh đất đó? Câu 3 (2điểm): Lớp 5C có 30 học sinh, số học sinh nữ chiếm 40% số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5C có bao nhiêu học sinh nam? Câu 9 (2điểm): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 15m. Người ta dành 20% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích còn lại của mảnh đất. . Câu 10 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện a) 2,5 x 125 x 4 x 8 b) 98,7 x 2,9 – 68,7 x 2,9 – 28,7 x 2,9 ___
  10. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: TOÁN LỚP 5 Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1đ) (1đ) (1đ) ý B D B C B B C Câu 8 (2đ): Mỗi ý đúng 0,5đ a) 456,25 + 213,98 = 670,23; b) 578,40 – 407,89 = 170,51; c) 55,07 x 4,5 = 247,815; d) 78,24 : 1,2 = 65,2. Câu 9 (2đ): Bài giải Số gạo tẻ của cửa hàng đó là: (0,5đ) 160 : 100 x 35 = 56(kg) (0,5đ) Hoặc 160 x 35 ; 100 = 56(kg) Số gạo nếp có trong cửa hàng đó là: (0,5đ) 160 – 56 = 104(kg) (0,25đ) Đáp số: 104kg gạo nếp (0,25đ) Câu 10 (1 đ): Mỗi ý đúng 0,5đ a) 2,5 x 125 x 4 x 8 b) 98,7 x 2,9 – 68,7 x 2,9 – 28,7 x 2,9 = (2,5 x 4) x (125 x 8) = (98,7 – 68,7 – 28,7) x 2,9 = 10 x 1000 = 1,3 x 2,9 = 10 000 = 3,77
  11. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN KHOA HỌC CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 THANH NINH Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian 40 phút) Họ và tên học sinh : Lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1 (0,5đ): Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi. B. Từ 15 đến 19 tuổi. C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi. Câu 2 (0,5đ): Phụ nữ có thai cần nên tránh sử dụng chất nào dưới đây? A. Chất đạm B. Chất kích thích C. Chất béo D. Vi-ta-min và muối khoáng Câu 3 (0,5đ): Dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai, bé gái: A. Cơ quan tuần hoàn B. Cơ quan tiêu hóa C. Cơ quan sinh dục D. Cơ quan hô hấp Câu 4 (0,5đ): Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: A. Do vi rút B. Do một loại kí sinh trùng C. Muỗi A- nô- phen D. Muỗi vằn Câu 5 (1đ): Chỉ nên dùng thuốc khi nào? A. Khi mắc bệnh nhưng phải dùng theo đơn của bác sỹ. B. Khi thấy người khác dùng có tác dụng. C. Khi cơ thể mệt mỏi. D. Khi mắc bệnh. Câu 6 (0,5đ): Trong tự nhiên, sắt có ở đâu ?
  12. A. Quặng sắt B. Thiên thạch rơi xuống Trái Đất C. Lò luyện sắt D. Ý a và b đúng Câu 7 (0,5đ): Câu nào dưới đây là công dụng của đồng? A. Được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển. B. Được sử dụng làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc. C. Được sử dụng làm các đồ dùng như nồi, chảo, dao, kéo và làm khung cửa. D. Được sử dụng làm các dụng cụ làm bếp, làm khung cửa và một số bộ phận phương tiện giao thông. Câu 8 (1 đ): Vật liệu nào sau đây dùng để làm săm, lốp ô tô, xe máy ? A. Tơ sợi B. Cao su C. Chất dẻo D. Đá vôi Câu 9 (1 đ): Khói thuốc là gây ra những bệnh gì ? A. Bệnh về tim mạch B. Bệnh ung thư phổi C. Bệnh về đường hô hấp D. Tất cả các ý trên Câu 10 (1 đ): Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa người ta sử dụng vật liệu nào? A. Nhôm B. Đồng C. Gang D. Thép II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (1đ): Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì ? Câu 2 (1đ): Em hãy nêu tính chất của cao su ? Câu 3 (1đ): Em hãy nêu những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ?
  13. ___ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: KHOA HỌC LỚP 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ý đúng A B C D A D A B D D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 1 1 1 II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu và thay quần áo. - Đặc biệt, hằng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần áo lót. Câu 2 ( 1 điểm): Tính chất của cao su: - Có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách nhiệt, cách điện; không tan trong nước, tan trong một số chất khác Câu 3 (1 điểm): Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ là một học sinh em cần: + Tuân thủ luật lệ an toàn giao thông. + Đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. + Thực hiện đúng chỉ dẫn của biển báo. + Không lạng lách đánh võng, đi dàn hàng ngang. + Tuyên truyền tới mọi người thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông
  14. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ THANH NINH CUỐI HỌC KÌ I LỚP 5 Năm học: 2019 – 2020 (Thời gian 40 phút) Họ và tên học sinh : Lớp 5 Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng * Lịch sử Câu 1(1đ): Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. Tháng 8-1945. C. Tháng 8-1957. B. Tháng 9- 1855. D. Tháng 9-1858. Câu 2(1đ): Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày, tháng, năm nào? A. 3 - 2 - 1929. B. 3 - 2 - 1930. C. 3 - 2 - 1935. D. 3 - 2 - 1940. Câu 3 (1đ): Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám: A. Thực dân Pháp phải chấm dứt ách cai trị nước ta. B. Đập tàn xiềng xích nô lệ suốt 80 năm, giành chính quyền về tay nhân dân ta, mở ra một trang lịch sử mới cho dân tộc. C. Toàn dân được ấm no hạnh phúc. D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ. * Địa lí Câu 4(1đ): Đặc điểm của sông ngòi nước ta là: A. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc. B. Lượng nước sông ngòi nước ta thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa . C. Có ít sông lớn, phân bố rộng khắp cả nước.
  15. D. Cả 3 ý điều đúng. Câu 5(1đ): Lợn, gà và gia cầm nuôi nhiều ở vùng nào nước ta? A. Vùng núi B. Ven biển C. Đồng bằng D. Tất cả ý trên Câu 6 (1đ): Nước ta có mật độ dân số như thế nào so với khu vực và thế giới? A. Rất cao B. Cao C. Thấp D. Rất thấp II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) * Lịch sử Câu 1(1đ): Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì ? Câu 2(1đ): Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là gì ? * Địa lí Câu 3 (1đ): Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ? Câu 4(1đ): Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch ?
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng D B B D C B Điểm 1 1 1 1 1 1 II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) * Lịch sử Câu 1 (1đ): Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì ? Trả lời: Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Câu 2 (1đ): Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là gì? Trả lời: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta * Địa lí: Câu 3(1đ): Vì sao thành phố HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ? Trả lời: Vì nơi đây dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, gần vùng có nhiều lương thực thực phẩm, TPHCM là trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật cao và được nước ngoài đầu tư nhiều. Câu 4 (1đ): Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch ? Trả lời: Nước ta có những di tích lịch sử và những công trình kiến trúc độc đáo. Nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc. Nhiều phong cảnh đẹp và bãi tắm tốt.
  17. Câu 9(1đ): Vai trò của rừng đối với tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người là - Điều hòa khí hậu. - Cung cấp gỗ và nhiều sản vật khác. - Nơi sinh sống của động vật. - Che phủ đất. - Hạn chế lũ lụt. Câu 10(1đ): Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta: Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống .