Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_sinh_mon_ngu_van_lop_9_lan_1_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học sinh môn Ngữ văn Lớp 9 - Lần 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2.0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du gồm bao nhiêu câu thơ ? A. 3254 C. 3255 B. 2354 D. 3253 Câu 2: : Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A. Vẻ đẹp của đôi mắt. C. Vẻ đẹp của mái tóc. B. Vẻ đẹp của làn da. D. Vẻ đẹp của dáng đi. Câu 3: Cụm từ “Khoá xuân” trong câu “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân” được hiểu là gì? A. Mùa xuân đã hết. C. Bỏ phí tuổi xuân. B. Khoá kín tuổi xuân. D. Tuổi xuân đã tàn phai. Câu 4: Biện pháp nào được sử dụng trong hai câu thơ “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa / Sóng đã cài then đêm sập cửa.”? A. So sánh, hoán dụ C. So sánh, điệp ngữ B. So sánh, ẩn dụ D. So sánh, nhân hóa Câu 5: Giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là: A. Sâu lắng, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. B. Trữ tình, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. C. Ngang tàng, phóng khoáng , trẻ trung, sôi nổi, pha chút nghịch ngợm tếu táo. D. Hào hứng, hoành tráng, phù hợp với đối tượng được miêu tả. Câu 6: Cụm từ “ súng bên súng ” nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Diễn tả cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt. Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ? A. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. B. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật. C. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự. D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. Câu 8: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? A. Đầu sóng ngọn gió. C. Đầu non cuối bể. B. Đầu súng trăng treo. D. Đầu bạc răng long B.TỰ LUẬN: Câu 1: Hãy chép chính xác tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Cho biết nghệ thuật và nội dung của tám câu thơ đó ? Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn trích “ Cảnh ngày xuân ”(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÈ KSCLHS LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 LẦN 1 VĨNH TƯỜNG Môn: Ngữ văn A. TRẮC NGHIỆM: ( 2.0 điểm; mỗi câu đúng được 0.25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐA B A B D C A C D B.TỰ LUẬN: Câu 1: ( 3.0 đ) - Học sinh chép chính xác tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích ” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du).(1.0 đ) - Nghệ thuật: (0.75 đ ) + Điệp ngữ “ buồn trông”. + Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, dùng hình ảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. + Cách sử dụng các từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm. - Nội dung ( 1.25 đ) : Tám câu thơ là bức tranh tâm trạng đầy xúc động của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Bức tranh tâm trạng được khắc họa qua các hình ảnh thiên nhiên, không gian từ xa đến gần, đường nét, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ nhẹ nhàng đến dữ dội. Tất cả theo mức độ tăng tiến dần của cung bậc tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều. Mỗi cặp câu thơ là một mảnh ghép,từ nỗi nhớ thương cha mẹ, quê hương vời vợi; đến nỗi buồn cho thân phận trôi dạt của người con gái; buồn cho cảnh ngộ hiện tại bế tắc không lối thoát ; cuối cùng là lo sự hãi hùng về những tai ương, bất hạnh luôn bủa vây rình rập và có thể ập xuống cuộc đời nàng bất cứ lúc nào. Câu 2: * Về hình thức: - Diễn đạt mạch lạc, trình bày cẩn thận, không sai lỗi chính tả - Cần cảm nhận theo trình tự bố cục của đoạn trích, tránh lủng củng , lặp ý khi diễn đạt. Về nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận đạt được các ý sau: a.MB( 0.5 đ) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Cảm nhận chung về đoạn trích. b.TB: ( 4.0 đ ) * Ý 1: Gới thiệu chung về đoạn trích: ( 0.5 đ) * Ý 2: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân ( 4 câu đầu) ( 1.0 đ ) Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa - Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân hiện lên thật đẹp qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích + 2 câu đầu: con én đưa thoi: hình ảnh ẩn dụ → tác giả dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại rất nhanh như chiếc thoi trên khung cửi
  3. - Tác giả dùng từ ngữ chỉ thời gian, gợi không gian: “ngày xuân” cho ta thấy “ngày xuân thấm thoắt trôi mau”, tiết xuân đã sang tháng 3 - Thiều quang: gợi lên màu hồng của ánh xuân, ấm áp của khí xuân, mênh mông bao la của đất trời xuân nhưng đã “ngoài sáu mươi”. Mùa xuân đẹp nhưng đã sắp qua → Một cảm giác tiếc nuối thoáng hiện trong vẻ đẹp ấy + 2 câu sau: bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân - Hình ảnh thảm cỏ non là gam màu chủ đạo làm nền cho bức tranh xuân, thảm cỏ xanh non mơn mởn trải rộng đến tận chân trời → Thiên nhiên giàu sức sống, thoáng đãng, trong trẻo, tinh khôi - Trắng điểm: nổi bật giữa thảm cỏ xanh là những bông hoa lê trắng điểm vào màu xanh làm cho bức tranh lung linh sống động như có hồn. Chữ “trắng” là cái hồn của đoạn thơ, tạo lên thần thái của bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống. * Ý 3: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh( 8 câu tiếp ) ( 1,0 đ) Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh. Gần xa nô nức yến anh, Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. - Tiết tháng ba: tiết thanh minh ý trời mát mẻ, điệp từ “lễ là”, “hội là” gợi những cảnh lễ hội dân gian liên tiếp diễn ra từ bao đời nay. - Những câu thơ của Nguyễn Du gợi tả không khí lễ hội bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt. những từ ghép danh từ : yến anh, chị em, tài tử, giai nhân gợi tả sự đông vui; các từ ghép là động từ: sắm sửa, dập dìu; gợi tả không khí náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội; các từ ghép là tính từ: gần xa, nô nức gợi tả tâm trạng háo hức của người đi hội - Tác giả dùng nghệ thuật so sánh như nước, như nêm, ẩn dụ yến anh, các từ ghép tài tử, giai nhân, các từ láy “nô nức”, “dập dìu” - “Ngổn ngang giấy bay” : tác giả nói đến một phong tục đẹp của dân tộc: đắp mộ, rẫy cỏ, sửa sang phầm mộ, hương khói, đốt hương, vàng. Đây là đời sống tâm linh không thể thiếu của con người Việt Nam, là sợi dây gắn kết cõi âm và cõi dương, quá khứ và hiện tại. → Gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt, rộn ràng *Ý 4: Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. ( 1.0 đ) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
  4. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối gần bắc ngang. - Tà tà: buổi chiều đã đến ngày đã sắp tàn - Thơ thẩn: từ có sức gợi hay, thể hiện tâm trạng rõ rệt - Cảnh vẫn mang nét thanh cao trong trẻo của mùa xuân rất êm dịu: khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thản, dòng nước uốn quanh, một bức tranh đẹp và thanh khiết - Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của ngày hội, tất cả đều nhạt dần, lặng dần. * Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ là biểu thị sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người nao nao sự xúc động đến rưng rưng → Chị em Kiều ra về trong sự bần thần, nuối tiếc, lặng buồn - Dan tay: tưởng là vui nhưng thực ra chia sẻ nỗi buồn chưa nói hết → Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ, tha thiết với niềm vui cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm sâu lắng → Đoạn thơ hay bởi tác giả sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp *Ý 5: Đánh giá chung về đoạn trích: ( 0.5 đ) c. KB: ( 0.5 đ) - Khẳng định lại những cảm nhận chung về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.