Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Địa lý Khối 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nghèn

docx 3 trang thungat 2370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Địa lý Khối 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nghèn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_dia_ly_khoi_11_ma_de_111_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Địa lý Khối 11 - Mã đề 111 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nghèn

  1. TRƯỜNG THPT NGHÈN ĐỀ KIẺM TRA CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Địa Lý- Khối 11 Mã đề thi:111 (Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 2 trang) Họ tên thí sinh: Lớp: Số báo danh: Câu 1. Đảo nằm ở phía bắc của Nhật Bản là A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 2. Một trong những đặc trưng nổi bật của người lao động Nhật Bản là A. có tinh thần đoàn kết, thống nhất cao. B. ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao. C. lao động phân bố đồng đều giữa các vùng trong nước D. dân số trẻ nên lao động năng động cần cù. Câu 3. Cận nhiệt đới gió mùa là đặc điểm khí hậu của A. khu vực phía bắc Nhật Bản. B. phía nam Nhật Bản. C. khu vực trung tâm Nhật Bản. D. ven biển Nhật Bản. Câu 4. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản vì A. giải quyết được nguồn nguyên liệu dư thừa của nông nghiệp. B. giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn. C. các xí nghiệp nhỏ sẽ hỗ trợ các xí nghiệp lớn về nguyên liệu. D. phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế phù hợp với điều kiện đất nước Câu 5. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, dệt. C. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 6. Địa hình miền Tây Trung Quốc có đặc điểm A. Gồm toàn các dãy núi cao và đồ sộ. B. Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên lớn và bồn địa. C. Gồm các đồng bằng rộng lớn đất đai màu mỡ. D. Gồm vùng đồi, sơn nguyên lớn và các bồn địa. Câu 7. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. có nguồn lao động dồi dào, năng động và giá rẻ. B. hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao. C. không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Câu 8. Đảo nào sau đây của Nhật Bản tập trung ít nhất các trung tâm công nghiệp? A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu. Câu 9. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. Miền Tây Trung Quốc hình thành các vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn là do A. anh hưởng của núi ở phía đông. B. địa hình gồm núi, cao nguyên và bồn địa. C. khí hậu ôn đới hải dương ít mưa. D. khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt. Câu 10. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào của Trung Quốc? A. các thành phố lớn. B. các đồng bằng châu thổ. C. vùng núi và biên giới. D. dọc bờ biển phía Đông.
  2. Câu 11. Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là A. làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng xã hội. B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng. C. mất cân bằng phân bố dân cư. D. tỉ lệ dân nông thôn giảm mạnh. Trang 1/2- MĐ 111 Địa lý 11 Câu 12. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong phát triển kinh tế – xã hội là A. thu nhập bình quân theo đầu người tăng nhanh. B. giải quyết được dứt điểm tình trạng đói nghèo. C. sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. D. trở thành nước có GDP/người vào loại cao của thế giới. Câu 13. Để thu hút vố đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã A. tiến hành cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp. B. tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường. C. thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất. D. xây dựng nhiều khu đô thị, làng mạc. Câu 14. Loại vật nuôi được nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là A. bò, gia cầm. B. dê, ngựa. C. cừu, gia cầm. D. ngựa, cừu. Câu 15. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do A. sản lượng lương thực đạt ít. B. diện tích canh tác chỉ có 100 triệu ha. C. dân số đông nhất thế giới. D. năng suất cây lương thực thấp. Câu 16. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương nào dưới đây? A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Câu 17. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do A. có số dân đông, nhiều quốc gia. B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn. C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và Ô-xtrây-li-a. D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn. Câu 18. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa? A. Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 19. Phần lớn Đông Nam Á biển đảo có khí hậu A. Xích đạo. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 20. Đông Nam Á lục địa có dạng địa hình chủ yếu nào? A. Núi, cao nguyên ,đồng bằng châu thổ rộng. B. Núi lửa, cao nguyên và đồng bằng châu thổ. C. Các thung lũng rộng, đồi và các dãy núi thấp. D. Đồi, núi và núi lửa, các đồng bằng nhỏ ven biển. TỰ LUẬN: (4đ) Câu 1. Đặc điểm dân cư Đông Nam Á có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Câu 2. Cho bảng số liệu: giá trị GDP Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2010-2015. (đv: tỷ USD) Năm 2010 2012 2014 2015 Thái Lan 340,9 397,3 404,3 395,1 Việt Nam 116,3 156,7 186,2 193,4 (Nguồn niên giám thống kê 2016, NXB Thống kê 2017) a. Hãy vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện giá trị GDP của Thái Lan và Việt Nam qua các năm .
  3. b. Nêu nhận xét? Trang 2/2- MĐ 111 Địa lý 11