Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 3 trang thungat 3610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_dia_ly_lop_11_ma_de_132_nam_hoc_2.doc
  • docĐÁP ÁN.doc
  • docMT Dia 11_giua ki II.doc
  • docxBDT_Giua HK2_DL11.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN Môn: Địa lí - Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên đối với phát triển giao thông đường biển ở Nhật Bản là A. nhiều đảo, khí hậu phân hóa đa dạng. B. biển rộng, không đóng băng quanh năm. C. đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh. D. lãnh thổ rộng, trải dài qua nhiều vĩ độ. Câu 2: Ranh giới tự nhiên để phân chia lãnh thổ châu Âu và châu Á trên đất nước Nga là A. Sông Von-ga. B. Sông Lê-na. C. Sông Ê-nít-xây. D. Dãy U-ran. Câu 3: Khó khắn lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau. B. Nghèo khoáng sản. C. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. D. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam. Câu 4: Cuối năm 1991 trở đi, sau khi Liên Xô tan rã, LB Nga bước vào thời kì có: A. hàng tiêu dùng phong phú . B. tình hình chính trị, xã hội mất ổn định. C. tốc độ tăng trưởng kinh tế dương. D. sản lượng các ngành kinh tế tăng. Câu 5: Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm. B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước. C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào. D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền. Câu 6: Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi-bia giàu có là A. các tuyến đường ô tô. B. các tuyến đường hàng không. C. hệ thống đường xe điện ngầm. D. đường sắt xuyên Xi-bia và đường sắt BAM. Câu 7: Cho biểu đồ: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga qua các năm (Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020) Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2017 là: A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất vào năm 2005. B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế sau năm 2000 đều dương. Câu 8: Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 9: Kinh tế Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian nào sau đây? A. 1950 – 1972. B. 1973 – 1980. C. 1980 – 1990. D. 1991 đến nay. Câu 10: Đảo nào sau đây của Nhật Bản nằm ở phía Nam? A. Kiu-xiu. B. Hôn-su. C. Hô-cai-đô. D. Xi-cô-cư. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về dân cư Liên bang Nga? A. Mật độ dân số cao. B. Chủ yếu tập trung ở các thành phố nhỏ, trung bình, thành phố vệ tinh. C. Nhiều người Nga di cư ra nước ngoài. D. Gia tăng dân số âm. Câu 12: Sản phẩm công nghiệp nào sau đây của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Máy bay. D. Rô-bốt. Câu 13: Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga là A. nông nghiệp. B. dịch vụ. C. năng lượng. D. công nghiệp. Câu 14: Cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều ở Liên bang Nga? A. Hướng dương. B. Cà phê. C. Hồ tiêu. D. Cao su. Câu 15: Ngành công nghiệp là ngành mũi nhọn của Nhật Bản đó là ngành A. Công nghiệp chế tạo. B. Công nghiệp sản xuất điện tử. C. Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng. D. Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi. Câu 16: Thiên tai nào sau đây xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn cho Nhật Bản: A. Động đất. B. Hạn hán. C. Bão cát. D. Triều cường. Câu 17: Đặc điểm không đúng với đồng bằng Đông Âu của LB Nga? A. Đất đai màu mỡ. B. Địa hình tương đối cao, xen nhiều đồi thấp. C. Nơi tập trung dân cư, các thành phố, các trung tâm công nghiệp. D. Nông nghiệp chỉ tiến hành ở dải đất phía Nam. Câu 18: Nguồn lao động của Nhật Bản hiện nay có thuận lợi nào sau đây đối với phát triển kinh tế? A. Lao động đông, chất lượng cao. B. Lao động trẻ, gia tăng nhanh. C. Giàu kinh nghiệm, phân bố đều. D. Lao động già, trình độ nâng cao. Câu 19: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là A. vùng Viễn Đông. B. vùng Trung ương. C. vùng Trung tâm đất đen. D. vùng Uran. Câu 20: Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là do A. Có nhiều bão, sóng thần. B. Có diện tích rộng nhất. C. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. D. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao. Câu 21: Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh. Câu 22: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là A. Công nghiệp quốc phòng. B. Công nghiệp hàng không – vũ trụ. C. Công nghiệp luyện kim. D. Công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 23: Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất Liên bang Nga là vùng A. Viễn Đông. B. Trung ương. C. Trung tâm đất đen. D. Uran. Câu 24: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga nằm ở khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á. B. Tây Nam Á. C. Tây Bắc Á. D. Đông Bắc Á. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. Câu 25: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA NHẬT BẢN NĂM 2019 Số dân(nghìn người) Số dân thành thị (nghìn người) 126200 115600 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Theo bảng số liệu, tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản năm 2019 là A. 91,6%. B. 91,7%. C. 81,6%. D. 81,8%. Câu 26: Cho bảng số liệu: XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2018 Quốc gia Ai-cập Ác-hen-ti-na Liên bang Hoa Kì Nga Xuất khẩu(tỷ đô la Mỹ) 47,4 74,2 509,6 2510,3 Nhập khẩu(tỷ đô la Mỹ) 73,7 85,4 344,3 3148,5 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết quốc gia nào sau đây xuất siêu vào năm 2018? A. Hoa Kì. B. Ác-hen-ti-na. C. Liên bang Nga. D. Ai Cập. Câu 27: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG DẦU MỎ, THAN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM Năm 1995 2017 Dầu mỏ (triệu tấn) 305 554,3 Than (triệu tấn) 270,8 412,5 (Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng: A. Sản lượng than và dầu mỏ của LB Nga đều tăng. B. Sản lượng than năm 2017 ít hơn sản lượng dầu mỏ 141,8 triệu tấn. C. Than tăng 141,7%, dầu tăng 181,7%. D. Than tăng 41,7%, dầu tăng 81,7%. Câu 28: Những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Liên bang Nga hiện nay là: A. tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm. B. phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, nạn chảy máu chất xám. C. kinh tế tăng trưởng vững chắc. D. mật độ dân số thấp hơn trung bình của thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: Cho bảng số liệu: GDP THEO ĐẦU NGƯỜI LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM Đơn vị: USD/người Năm 2000 2005 2010 2017 GDP theo đầu 1 783,7 5 342,7 10 648,7 10 756,1 người (Nguồn: Tài liệu cập nhật SGK môn Địa lí mới nhất 24/6/2020) a. Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2017. b. Nhận xét về GDP theo đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2017. Câu 2: Tại sao Nhật Bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 132