Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Long Hà A (Có đáp án)

doc 16 trang thungat 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Long Hà A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_khoi_5_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Long Hà A (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A KHỐI 5 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 130 phút (không kể thời gian phát đề) I.MỤC TIÊU: 1. Kiểm tra kiến thức của học sinh về: - Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói : + HS đọc thành tiếng một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 01 đến 17. + Đọc đúng tiếng, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm đoạn văn, bài văn đã học. + Tốc độ đọc đạt yêu cầu khoảng 110 tiếng/1 phút + Trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc. - Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu : + Đọc thầm và hiểu nội dung của bài văn “Về ngôi nhà đang xây”, trả lời đúng các câu hỏi và bài tập cho trước. - Kiểm tra viết: + Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” (đoạn từ Hải Thượng Lãn Ông đến chữa khỏi bệnh cho nó). Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 169. Tốc độ viết khoảng 95 chữ /15 phút. + Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. 2. Vận dụng kiến thức đã học để làm bài. 3. HS có ý thức tự giác, tích cực làm bài. II. ĐỀ BÀI: A. PHẦN ĐỌC: I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói : 40 phút (Đọc khoảng 1 phút /1 HS) – 3 điểm - Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn đọc một đoạn (khoảng 110 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 01 đến 17 (đã kiểm tra trong tuần ôn tập cuối kì 1). II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (40 phút) - 7 điểm - Học sinh đọc thầm bài: Về ngôi nhà đang xây (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1, trang 162) và trả lời các câu hỏi sau : Em hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây. Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian: Chọn và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A. Sáng B. Trưa C. Chiều Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là: Chọn và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A . Sửa đường B . Xây nhà C . Quét vôi Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “Chiều đi học về” là: Chọn và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A. Chiều/ đi học về B. Chiều đi/ học về 1
  2. C. Chiều đi học/ về Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho ta thấy: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước mỗi ý sau: A. Đất nước ta đang phát triển và thay đổi hằng ngày, hằng giờ. B. Đất nước ta có nhiều ngôi nhà đẹp. Câu 5: Nối nhóm từ ở cột A với tên gọi thích hợp ở cột B. A B a. trong veo, trong vắt, trong xanh 1. Các từ đồng âm b. đánh cờ, đánh giặc, đánh trống c. ngôi sao, sao thuốc, sao thêm ba bản 2. Các từ đồng nghĩa Câu 6: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ. Chọn và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: A. còn B. và C. mà Câu 7: Điền tiếp vào chỗ chấm: Từ trái nghĩa với từ “dũng cảm” là từ Câu 8: Em hãy gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ và gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu sau: Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Câu 9: Tìm một từ đồng nghĩa với từ “cần cù” và đặt một câu với từ đó. Câu 10: Giải nghĩa câu tục ngữ “Có trí thì nên”. B. PHẦN VIẾT: (50 phút) 1. Chính tả (Nghe – viết) (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh Nghe – viết bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” (đoạn từ Hải Thượng Lãn Ông đến chữa khỏi bệnh cho nó). Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 169. 2. Tập làm văn: (35 phút ) Đề bài: Tả một người mà em yêu quý. Long Hà, ngày 23 tháng 12 năm 2019 Tổ trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hằng Nga 2
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A KHỐI 5 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I - Môn: TIẾNG VIỆT Năm học: 2019 - 2020 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC: 10 điểm 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: 3 điểm - HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có 1điểm biểu cảm - HS ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc 1điểm. đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) - HS trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: 7điểm Câu 1: C 0,5 điểm Câu 2: B 0,5 điểm Câu 3 : A 0,5 điểm Câu 4 : A – Đ ; B – S 0,5 điểm (Đúng 1 ý đạt 0,25 điểm) 1 điểm Câu 5: a-2;c-1. Nối đúng 1 ý đạt 0,5 điểm) Câu 6 : B 0,5 điểm Câu 7 : hèn nhát hoặc nhút nhát, nhát gan, yếu hèn, 0,5 điểm Câu 8: Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. 1 điểm Câu 9 : 1 điểm - Học sinh nêu được 1 từ đồng nghĩa với từ cần cù. 0,5 điểm Vd: siêng năng, chăm chỉ - Học sinh đặt được 1 câu với từ vừa nêu ở trên 0,5 điểm Vd: Mẹ em luôn làm việc rất chăm chỉ. Bạn Trâm Anh học tập rất siêng năng. Câu 10: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết kiên trì, nỗ lực thì 1 điểm mới thành công. (Học sinh nói có ý đúng cho trọn điểm) II. PHẦN VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; 1 điểm trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) 1 điểm * Lưu ý: Nếu học sinh có lỗi sai lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. Từ lỗi thứ 6 trở đi, cứ 1 lỗi trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn: 8 điểm * Đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng. 3
  4. - Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày bài viết sạch sẽ. - Câu, từ sáng tạo, giàu hình ảnh miêu tả. * Điểm tối đa từng phần cụ thể như sau: 1 điểm - Mở bài - Thân bài: 1,5 điểm + Nội dung 1,5 điểm + Kĩ năng 1 điểm + Cảm xúc 1 điểm - Kết bài 0,5 điểm - Chữ viết, chính tả 0,5 điểm - Dùng từ đặt câu 1 điểm - Sáng tạo Long Hà, ngày 23 tháng 12 năm 2019 Tổ trưởng Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hằng Nga BÀI GIÁO VIÊN CHO HỌC SINH BỐC THĂM (Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 1A) 1. Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 2. Bài Văn hiến nghìn năm. 4
  5. 3. Bài Những con sếu bằng giấy. 4. Bài Ê - mi-li, con. 5. Bài Những người bạn tốt. 6. Bài Cái gì quý nhất (Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 1B) 7. Bài Chuyện một khu vườn nhỏ. 8. Bài Mùa Thảo quả. 9. Bài Người gác rừng tí hon. 10. Bài Chuối ngọc lam. 11. Bài Trồng rừng ngập mặn. 12. Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo 13. Bài Thầy thuốc như mẹ hiền. 14. Bài Thầy cúng đi bệnh viện. TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A Thứ ngày tháng năm 2016 KHỐI 5 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Tên: Năm học: 2016 - 2017 Lớp: Môn: Tiếng Việt (phần đọc) Thời gian khoảng: 60 phút (không tính thời gian phát đề) Điểm Nhận xét GV coi, chấm bài KT 1. Đọc thành tiếng: 2. Đọc thầm và làm bài tập: (25 phút) Đọc thầm bài “Trồng rừng ngập mặn” (Tài liệu Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 – Tập 1B – Trang 48). Em hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây. Câu 1 : Em hiểu rừng ngập măn là gì? A. Là loại rừng được trồng nhiều ở vùng đồi núi. 5
  6. B. Là loại rừng có nhiều cây gỗ quý. C. Là loại rừng ở vùng ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mặn D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 2: Rừng ngập mặn bị tàn phá gây ra hậu quả gì? A . Người dân có nguồn nước dồi dào cho sản xuất. B . Nước biển sẽ bị cạn kiệt. C . Các loại hải sản không có nơi trú ẩn. D . Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão. Câu 3: Rừng ngập mặn được phục hồi có tác dụng gì? A. Tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều. B. Các loại chim nước trở nên phong phú. C. Bảo vệ vững chắc đê điều. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 4: Những tỉnh nào sau đây có phong trào trồng rừng ngập mặn? A. Hà Tĩnh, Nghệ An, Bến tre B. Hà Tĩnh, Nghệ An, Bến tre, Sóc Trăng, Bình Phước C. Hà Tây, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bến tre D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Bến tre, Trà Vinh, Sóc Trăng Câu 5: Em hãy nêu và viết ra ba việc làm để bảo vệ rừng? Câu 6: Từ trái nghĩa là gì? A. Là những từ có nghĩa giống nhau B. Là những từ có nghĩa trái ngược nhau C. Là những từ đối lập nhưng có nghĩa giống nhau D. Là những từ có nghĩa lặp lại Câu 7 : Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “hẹp”? A . Rộng B . To lớn C . Cao D . Thấp Câu 8: Nối những từ ở cột A với từ loại ở cột B sao cho thích hợp: A B Xanh biếc, xanh lơ Quan hệ từ Từ đồng nghĩa Cao,Thấp Từ trái nghĩa Và, thì, của Câu 9 : Tìm một từ đồng nghĩa với từ “chăm chỉ” và đặt một câu với từ đó. 6
  7. Câu 10 : Khi viết một tiếng có chứa nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở vị trí nào? A . Trên hoặc dưới âm chính B . Trên hoặc dưới chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi C . Trên âm chính D . Trên hoặc dưới chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi HẾT TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG HÀ A Thứ ngày tháng năm 2016 KHỐI 5 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Tên: Năm học: 2016 - 2017 Lớp: Môn: Tiếng Việt (phần viết) Thời gian khoảng: 60 phút (không tính thời gian phát đề) Điểm Nhận xét GV coi, chấm bài KT 1. Chính tả (Nghe - viết) (20 phút) Bài viết: Mùa thảo quả (đoạn từ đầu đến như thế ) Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 Tập 1B trang 23. 7
  8. 2. Viết bài văn (40 phút). Đề bài: Em hãy tả một người mà em yêu quý. 10