Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Chiềng Hoa B (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 4570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Chiềng Hoa B (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_ii_mon_lich_su_va_dia_ly_lop.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 4 - Năm học 2017-2018 - Trường TH Chiềng Hoa B (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN MƯỜNG LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH CHIỀNG HOA B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ LỚP 4 Năm học 2017 – 2018 ( Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp 4: Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI PHẦN A - LỊCH SỬ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Nhà Hậu Lê cho vẽ bản đồ Hồng Đức để làm gì? A. Để quản lí đất đai, bảo vệ chủ quyền dân tộc. C. Để bảo vệ trật tự xã hội. B. Để bảo vệ dân. C. Để bảo vệ quyền lợi của vua. Câu 2. Nghĩa quân Tây Sơn kéo quân ra Bắc, tiến vào Thăng Long nhằm mục đích gì? A. Đánh đuổi quân xâm lược. C. Thống nhất đất nước. B. Khởi nghĩa giành chính quyền. D. Tiêu diệt chính quyền họ Trịnh Câu 3. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho thời kì nào? A. Nguyễn B. Lý C. Hậu Lê D. Trần Câu 4. Điền các từ ngữ ( Tây Sơn, 1802, quyền hành, Nguyễn ) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp. Năm , Nguyễn Ánh lật đổ triều , lập nên triều Nguyễn. Các vua . Dùng mọi biện pháp thâu tóm . Vào tay mình. Câu 5. Nền nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được quy định như thế nào ?
  2. PHẦN B - ĐỊA LÍ Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 6. Các dân tộc chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: A. Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me. C. Kinh, Ba-na, Hoa, Hmông. B. Thái, Mông, Dao, Kinh. D. Kinh, Hoa, Thái, Tày. Câu 7. Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? A. Quảng Nam. B. Thừa Thiên - Huế. C. Hà Tĩnh. D. Thanh Hóa. Câu 8. Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? A. Có nhiều đảo và quần đảo. C. Biển rộng với nhiều đảo và quần đảo B. Có diện tích rộng. D. Nhiều vũng, vịnh biển. Câu 9. Hãy điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. a) Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước. b) Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. c) Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, với những cồn cát và đầm phá. d) Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác đầu khí và trồng các loại rau xứ lạnh. Câu 10. Hãy nêu biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản nước ta?
  3. UBND HUYỆN MƯỜNG LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH CHIỀNG HOA B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÝ LỚP 4 NĂM HỌC 2017 – 2018 PHẦN A - LỊCH SỬ 5 ĐIỂM ( mỗi câu đúng được 1 điểm) PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 Đáp án A D C Câu 4: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn. Các vua Nguyễn dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình. Câu 5: Cứ 3 năm có một kỳ thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người đỗ kỳ thi Hội được dự kỳ thi đình.để chọn Tiến Sĩ. PHẦN B - ĐỊA LÍ 5 ĐIỂM (mỗi câu đúng được 1 điểm) PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 6 7 8 Đáp án A B C Câu 9: (mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Hãy điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai. S a) Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước. Đ b) Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp. Đ c) Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp, với những cồn cát và đầm phá. S d) Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác đầu khí và trồng các loại rau xứ lạnh. Câu 10: Biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản nước ta là: - Giữ vệ sinh bảo vệ môi trường biển - Không vứt rác xuống biển - Đánh bắt khai thác đúng quy trình hợp lý