Đề kiểm tra định kỳ cuối năm học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Đề A)

doc 7 trang thungat 6771
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối năm học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Đề A)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_hoc_mon_tieng_viet_lop_3_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối năm học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 (Đề A)

  1. PHÒNG GD&ĐT . KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: Thời gian: 40 phút Lớp: 3/ Họ tên, chữ ký người coi Họ tên, chữ ký người Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) và người giám sát chấm và người giám sát (Đề A) 1 1 2 2 Điểm: Nhận xét của giáo viên: . . . . A. Phần đọc hiểu: (6 điểm) Học sinh đọc thầm bài “Buổi học thể dục” và làm bài tập: Buổi học thể dục 1.Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non. 2. Đến lượt Nen-li bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người. Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên ! Cố lên !”. Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô ! Cố tí nữa thôi !” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà. 3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch) Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ? a. Vì em bị bệnh. c. Vì chân em bị đau. b. Vì em bị tật từ nhỏ. d. Vì Nen-li không thích tập thể dục. Câu 2: (0,5 điểm) Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ? a. Nen-li leo một cách rất chật vật b. Nen-li leo mổ hôi ướt đẫm trán, nắm chặt cái xà.
  2. c. Nen-li leo một cách rất chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. d. Nen-li leo không biết mệt. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? a. Nen-li muốn vượt qua chính mình. b. Nen-li muốn tập như các bạn. c. Nen-li muốn đạt giải. d. Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn. Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên nhân vật ở cột A với hoạt động ở cột B A B a. bắt đấu leo một cách rất chật vật. 1. Thầy giáo b. leo dễ như không 2. Nen-li c. dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao,thẳng đứng Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện, em học được điều tốt gì ở Nen-li ? Câu 7: (0,5 điểm) Bộ phận “Bằng gì ?” trong câu: “Nen-li hoàn thành bài thể dục bằng sự cố gắng, quyết tâm” là: a. bằng sự cố gắng, quyết tâm c. Nen-li b. hoàn thành bài thể dục. d. sự cố gắng, quyết tâm Câu 8: (0,5 điểm) Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì ?” trong câu sau: “Nen-li leo một cách rất chật vật” là: a. Nen-li c. leo một cách rất chật vật b. rất chật vật d. chật vật Câu 9: (1 điểm) Tim trong bài và viết lại câu viết theo mẫu Ai làm gì ?
  3. PHÒNG GD&ĐT KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM TRƯỜNG TIỂU HỌC . Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: Thời gian: 40 phút Lớp: 3/ Họ tên, chữ ký người coi Họ tên, chữ ký người Môn: Tiếng Việt (Đọc hiểu) và người giám sát chấm và người giám sát (Đề B) 1 1 2 2 Điểm: Nhận xét của giáo viên: . . . . A. Phần đọc hiểu: (6 điểm) Học sinh đọc thầm bài “Buổi học thể dục” và làm bài tập: Buổi học thể dục 1.Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non. 2. Đến lượt Nen-li bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người. Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên ! Cố lên !”. Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô ! Cố tí nữa thôi !” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà. 3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. Theo A-MI-XI (Hoàng Thiếu Sơn dịch) Dựa vào nội dung bài, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ? a.Vì em bị tật từ nhỏ. c.Vì chân em bị đau. b.Vì em bị bệnh. d.Vì Nen-li không thích tập thể dục. Câu 2: (0,5 điểm) Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li ? a. Nen-li leo một cách rất chật vật
  4. b. Nen-li leo một cách rất chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. c. Nen-li leo mổ hôi ướt đẫm trán, nắm chặt cái xà. d. Nen-li leo không biết mệt. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ? a.Nen-li muốn vượt qua chính mình. b.Nen-li muốn tập như các bạn. c. Nen-li muốn vượt qua chính mình, muốn làm được những việc như các bạn. d. Nen-li muốn đạt giải. Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên nhân vật ở cột A với hoạt động ở cột B A B a. bắt đấu leo một cách rất chật vật. 1. Nen-li b. leo dễ như không 2. Thầy giáo c. dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao,thẳng đứng Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện, em học được điều tốt gì ở Nen-li ? Câu 7: (0,5 điểm) Bộ phận “Bằng gì ?” trong câu: “Nen-li hoàn thành bài thể dục bằng sự cố gắng, quyết tâm” là: a. sự cố gắng, quyết tâm c. Nen-li b. hoàn thành bài thể dục. d. bằng sự cố gắng, quyết tâm Câu 8: (0,5 điểm) Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Làm gì ?” trong câu sau: “Nen-li leo một cách rất chật vật” là: a. Nen-li c. rất chật vật b. leo một cách rất chật vật d. chật vật Câu 9: (1 điểm) Tim trong bài và viết lại câu viết theo mẫu Ai làm gì ?
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 3 Mạch kiến thức, kĩ Số câu, số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng năng điểm TN TN TL TL Kiến thức văn học Số câu 2 2 1 1 6 - Biết được lí do Nen-li được miễm tập thể dục. -Biết được lí do Nen-li cố xin Câu số 1, 2 3, 4 5 6 thầy cho được tập. - Xác định được chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li. - Nối đúng tên nhân vật với hoạt động của nhân vật. Số điểm 1 1 1 1 4 - Hiểu nội dung bài. - Biết học được điều tốt ở Nen-li. Kiến thức Tiếng Số câu 1 1 1 3 Việt - Xác định được bộ phận trả Câu số 7 8 9 lời câu hỏi Làm gì ? - Tìm được được bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ? Số điểm 0,5 0,5 1 2 - Tìm và viết được câu viết theo mẫu Ai làm gì ? Tổng số câu Số câu 3 3 2 1 9 Tổng số điểm Số điểm 1,5 1,5 2 1 6 Tổng số câu 9 Số câu 3 Số câu 3 Số câu 2 Số câu 1 Số câu 9 Số điểm 1,5 Số điểm 1,5 Số điểm 2 Số điểm 1 Số điểm 6 Tổng số điểm 6 25% 25% 33,3% 16,7% 100% Tỉ lệ 100%
  6. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021 I. Chính tả: (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Ngôi nhà chung” (SGK TV3 tập 2, trang 115. II. Tập làm văn: (6 điểm) Em hãy viết một bức thư từ (5 - 7 câu) có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em quý mến. Gợi ý dưới đây: - Dòng đầu thư: nơi viết, ngày tháng năm - Lời xưng hô với người nhận thư. - Nội dung thư thăm hỏi (về sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư ). - Báo tin (về tình hình học tập, sức khỏe của em ). - Lời chúc và hứa hẹn - Cuối thư: lời chào, kí tên.
  7. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM Môn : Tiếng Việt – Khối 3 Năm học: 2020 - 2021 A/ KIỂM TRA ĐỌC: Tiếng Việt (đọc - hiểu): 4 điểm Đáp án Câu Điểm ĐỀ A ĐỀ B 1 b a 0,5 đ 2 c b 0,5 đ 3 d c 0,5 đ 4 1 – c; 2 - a 1 – a; 2 - c 0,5 đ 5 Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. 1 đ 6 Học được lòng quyết tâm, can đảm, 1 đ 7 a d 0,5 đ 8 c b 0,5 đ 9 bằng đôi mắt căm giận. 1 đ Lưu ý: Câu 6 HS phải nêu được 2 việc làm tốt đạt tròn số điểm; HS có cách trả lời khác đúng vẫn đạt tròn số điểm. B/ KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I/ Viết chính tả : (4 điểm ) – Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm – Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm, mắc 6 – 7 lỗi 0,5 điểm, mắc 8 lỗi trở lên 0 điểm. – Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn: (6 điểm) *Nội dung: (5 điểm) - Đầu thư: (0,5 đ) - Lời xưng hô: (0,5 đ) - Nội dung thư: +Thăm hỏi (sức khỏe, cuộc sống hàng ngày) (1,5 đ) +Báo tin (sức khỏe, học tập) (1,5 đ ) +Lời chúc và hứa hẹn (0,5 đ ) - Cuối thư: lời chào, kí tên (05đ) *Hình thức: (1 điểm) - Viết đúng chính tả; dặt đúng dấu câu. 0,5 điểm. - Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi và viết ít nhất 7 câu trở lên 0,5 điểm. Lưu ý: Tùy vào mức độ diễn đạt và sai sót mà GV chấm điểm.