Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt cấp Tiêu học - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nga Tân

doc 23 trang thungat 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt cấp Tiêu học - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nga Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_cap_tieu_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II môn Tiếng Việt cấp Tiêu học - Năm học 2016-2017 - Trường TH Nga Tân

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 1 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1 (Tờ 1) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi đọc hiểu: đọc thành tiếng: tổng điểm đọc: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (12 phút) ( 3 điểm) Em hãy đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Hoa nắng Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng tươi, như những đốm nắng, đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chòi ra, bằng ngón tay, bằng con chuột, rồi bằng con cá chuối to. Vũ Tú Nam Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. ( 0,5đ) Giàn mướp được đặt ở vị trí nào? a. Trong vườn. b. Cạnh giếng nước. c. Trên mặt ao d. Trên mặt hồ 2. ( 0,5đ) Điền vào chỗ chấm cho thành câu: - Hoa mướp có màu . 3. ( 0,5đ) Từ lúc bé đến lúc lớn, quả mướp được ví với những vật gì? a. Ngón tay, con cá chuối. c. Ngón tay, con chuột, con cá chuối to. b. Ngón tay, con chuột, cái chai. d. Ngón tay, cái chai, con mèo con 4. ( 0,5đ) Tìm tiếng trong bài có vần uyêt: . . 5. (1đ) Viết 1 câu về cô giáo của em . II. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: (28 phút)(7 điểm) 1. Nội dung kiểm tra: - GV cho học sinh bốc thăm một đoạn văn đã chuẩn bị, rồi đọc thành tiếng. - Học sinh trả lời 1 câu hỏi theo nội dung bài ghi ở cuối đoạn. 2. Ghi tên đoạn đọc: .
  2. 3. Cách đánh giá, cho điểm: - Đọc to, rõ ràng : 1 điểm nếu đọc to đủ nghe, rõ từng tiếng; 0 điểm nếu đọc chưa to và chưa rõ ràng. - Đọc đúng: 2 điểm chỉ có 0-2 lỗi; 1điểm nếu có 3-4 lỗi; 0 điểm nếu có trên 4 lỗi. - Tốc độ đảm bảo 30 tiếng/ phút: 2 điểm, nếu tốc độ khoảng 30 tiếng/phút:1 điểm; nếu tốc độ dưới 30 tiếng/phút: 0 điểm. - Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 1 điểm nếu có 0-2 lỗi; 0 điểm nếu sai hơn 2 lỗi - Nghe hiểu câu hỏi: 0,5 điểm. - Nói thành câu trả lời: 0,5 điểm
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 1 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1 (Tờ 2) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi Chính tả: Kiến thức: Tổng điểm viết: B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) 1. Kiểm tra chính tả:( 6 điểm) GV hướng dẫn cho học sinh cả lớp nhìn chép đoạn thơ sau trong thời gian 15 phút. Số không tinh nghịch Trong dãy số tự nhiên Số không vốn tinh nghịch Cậu ta tròn núc ních Nhưng nghèo chẳng có gì ( Dương Huy) 2. Kiểm tra kiến thức: ( 25 phút) Bài 1: ( 1 điểm) Em viết câu trả lời cho câu hỏi sau: Số không trong dãy số nào?
  4. Bài 2: (1điểm) Em viết tên 4 con vật mà em biết. Bài 3. ( 0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm uc hay ut: l lọi s bóng Bài 4. ( 0,5 điểm) Điền vào chỗ chấm tr hay ch: con ai cái ân Bài 5: (0,5 điểm) Chọn một từ trong các từ sau: xanh mát, vàng tươi điền vào chỗ chấm cho thành câu: Hoa mướp có màu . . Bài 6: (0,5 điểm) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ em chọn ở cột B để tạo thành câu: A B giảng bài Điểm mười sân trường thắm trang vở thật là vui HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT ( DÀNH CHO GV CHẤM THI) 1. Chính tả: - Viết đúng theo kiểu chữ thường, cỡ nhỏ: 1điểm. Viết không đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ: 0 điểm - Viết đúng từ ngữ, dấu câu: 2điểm(nếu có từ 0-4 lỗi); 1điểm nếu có 5 lỗi; 0 điểm nếu có trên 5 lỗi. - Tốc độ viết khoảng 30 chữ/15 phút: 2điểm nếu viết đủ số tiếng ghi chữ; 1điểm nếu bỏ sót 1 – 2 tiếng; 0điểm nếu bỏ sót hơn 2 tiếng. - Trình bày: 1điểm nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ rang; 0 điểm nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Viết câu: 1 điểm nếu câu trả lời đúng trọng tâm câu hỏi và thành câu; 0 điểm cho câu trả lờ chưa đúng trọng tâm câu hỏi hoặc chưa thành câu. 3. Kiến thức: (3 điểm) - Điền đúng chính tả có âm đầu dễ lẫn - Hiểu nghĩa của từ hoặc phát triển vốn từ. - Biết dùng dấu câu để kết thúc một câu.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 2 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Tờ 1) ( Thời gian làm bài 35 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi đọc hiểu: đọc thành tiếng: tổng điểm đọc: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: ( 6 điểm) Em hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi: VOI TRẢ NGHĨA Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lầy. Tôi nhờ năm quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ chưa làm được việc. Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng. Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó kêu lên khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi lên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày trước. Mấy ngày sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản. Theo VŨ HÙNG Quản tượng: Người trông nom và điều khiển voi. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. ( 0,5điểm)Tác giả gặp voi trong tình trạng nào? a. Bị lạc trong rừng. b. Bị sa xuống hố sâu. c. Bị thụt xuống đầm lầy. 2. ( 0,5điểm)Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ? a. Nhờ một người quản tượng. c. Nhờ năm người dân trong bản. b. Nhờ năm người quản tượng. 3. ( 0,5điểm)Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì? a. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất. c. Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất. b. Gỗ mới đốn đã có người đưa về gần nhà. 4.( 0,5điểm) a. Tìm tiếng bắt đầu bằng ch có trong bài: b. Tìm tiếng có vần ut có trong bài: 5.( 1điểm) Viết câu trả lời cho câu hỏi sau: Khi voi con được kéo lên bờ, nó đã làm gì?
  6. 6.( 1điểm) Viết 1 câu nhận xét về voi con trong bài. 7. ( 0,5điểm) Bộ phận in đậm trong câu: Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn được đưa về gần nơi tôi ở. trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Như thế nào? 8. ( 0,5điểm) Viết lời đáp của em trong trường hợp sau: Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng lầm em. Em đáp: . 9.( 1điểm) Ngắt đoạn trích sau thành 3 câu rồi chép lại và viết hoa chữ cái đầu câu: Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng II. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 4 điểm) ( Thời gian 35 phút) 1. Nội dung kiểm tra: - GV cho học sinh đọc đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2. - Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 2. Ghi tên bài đọc, đoạn đọc: 3. Cách đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu (40 - 50 tiếng/ phút): 1 điểm - Đọc đúng tiếng,từ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016 -2017 Họ và tên: Lớp: 2 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Tờ 2) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi Chính tả: Tập làm văn: tổng điểm viết: B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ: ( Thời gian 15 phút) ( 4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Quả tim khỉ” SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 51 (viết từ: “Bạn là ai? . . đến Khỉ hái cho”) HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM CHÍNH TẢ - Tốc độ đạt yêu cầu 40 - 50 chữ/ 15 phút: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
  8. II. KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN, ĐOẠN VĂN: ( Thời gian 25 phút) ( 6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. Theo gợi ý sau : a/ Mùa hè bắt đầu vào tháng nào trong năm? b/ Mặt trời mùa hè như thế nào? c/ Cây trái trong vườn như thế nào? d/ Học sinh thường làm gì vào dịp nghỉ hè? HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN - Nội dung: Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài ( 3 điểm) - Kĩ năng : ( 3 điểm) Trong đó: + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 3 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Tờ 1) ( Thời gian làm bài 35 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi đọc hiểu: đọc thành tiếng: tổng điểm đọc: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: ( 6 điểm) Em hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, dào dạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản . Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng. Bên trên là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, lên cao mãi. Con đường ven theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút đến tận trời. Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. Theo Hồ Thủy Giang Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu sau : Câu 1: ( 0,5 điểm)Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? A. Vùng núi. B. Vùng biển. C. Vùng đồng bằng. Câu 2: ( 0,5 điểm) Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về như thế nào ? A. Phải vượt qua một con thác tung bọt trắng xóa. B. Phải vượt qua con suối to bốn mùa trong veo, dào dạt.
  10. C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải. Câu 3: ( 0,5 điểm) Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là cây: A. Cây vầu, cây trám đen, trám trắng. C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban. B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò. Câu 4: ( 0,5 điểm) Trong bài có các con vật nào ? A.Con ngựa, con gà, con lợn B. Con cá, con gà, con lợn. C. Con cá, con gà mái, con lợn. Câu 5: ( 1 điểm) Đoạn 3 trong bài tác giả tả gì? Câu 6: ( 1 điểm) Điền vào chỗ trống từ đúng chính tả: a) rang hay dang: lạc, tay, rảnh , mỏng. b) rẻo hay dẻo: bánh , múa , dai, Cao. Câu 7: ( 0,5 điểm) Câu: “ Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.” là kiểu câu: A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì? Câu 8: ( 0,5 điểm) Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: vì sao? trong câu sau: Bạn Huy luôn được mọi người quý mến vì bạn là một học sinh ngoan. Câu 9: ( 1 điểm) Tìm và ghi lại một câu có hình ảnh nhân hóa và một câu có hình ảnh so sánh trong bài. 1 câu có hình ảnh nhân hóa: . . . 1 câu có hình ảnh so sánh: . . II. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 4 điểm) ( Thời gian 35 phút) 1. Nội dung kiểm tra: - GV cho học sinh đọc đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2. - Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 2. Ghi tên bài đọc, đoạn đọc: . 3. Cách đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu (60 - 70 tiếng/ phút): 1 điểm - Đọc đúng tiếng,từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
  11. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 3 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 (Tờ 2) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi Chính tả: Tập làm văn: tổng điểm viết: B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ: ( Thời gian 15 phút) ( 4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : Tiếng đàn (Tiếng Việt 3- tập 2- trang 55) (Từ Tiếng đàn bay ra vườn đến hết bài) HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM CHÍNH TẢ - Tốc độ đạt yêu cầu 70 chữ/ 15 phút: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
  12. II. KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN, ĐOẠN VĂN: ( Thời gian 25 phút) ( 6 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Gợi ý: Đó là buổi diễn nghệ thuật gì: kịch, ca nhạc, múa, xiếc, ? Buổi diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào? Em cùng xem với những ai? Buổi diễn đó có những tiết mục nào? Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy? HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT VIẾT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN - Nội dung: Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài ( 3 điểm) - Kĩ năng : ( 3 điểm) Trong đó: + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sng tạo: 1 điểm
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 4 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Tờ 1) ( Thời gian làm bài 35 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi đọc hiểu: đọc thành tiếng: tổng điểm đọc: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: ( 7 điểm) Em hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 điểm)Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2: (0,5 điểm)Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ? a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3: (0,5 điểm)Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ?
  14. a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Câu 4: (0,5 điểm)Theo em, thế nào là lòng vị tha ? a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ. c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. Câu 5: (1 điểm)Cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? Câu 6: (1 điểm)Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu7:(0,5 điểm) Điền vào chỗ trống uôt hay uôc? - Ăn không rau như người đau không th - Cơm tẻ là mẹ r Câu 8: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Tiếng lá rơi xào xạc. Câu 9: :(1điểm) Hãy viết câu sau thành câu khiến ? Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3. Câu 10: :(1điểm) Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ? II. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3điểm) ( Thời gian 35 phút) 1. Nội dung kiểm tra: - GV cho học sinh đọc đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 sách TV lớp 4 tập 2. - YC Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 2. Ghi tên bài đọc, đoạn đọc: 3. Cách đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu ( 100 tiếng/ phút), giọng đọc có biểu cảm: ( 1 điểm)
  15. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 4 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Tờ 2) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi Chính tả: Tập làm văn: tổng điểm viết: B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ: ( Thời gian 15 phút) ( 2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh Viết bài Khuất phục tên cướp biển( từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 ) HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM CHÍNH TẢ - Tốc độ đạt yêu cầu (100 chữ/ 15 phút); chữ viết rõ rang, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
  16. - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II. KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN: ( Thời gian 25 phút) ( 8 điểm) Đề bài: Hãy viết bài văn tả về loài cây mà em yêu thích nhất. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM VIẾT BÀI VĂN - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + Nội dung: Viết đúng theo yêu cầu đề: 1,5 điểm + Kĩ năng: 1,5 điểm + Cảm xúc: 1 điểm
  17. - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ đặt câu: 0,5 điểm - Sáng tạo: 1 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 5 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5(Tờ 1) ( Thời gian làm bài 35 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi đọc hiểu: đọc thành tiếng: tổng điểm đọc: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (7 điểm) Em hãy đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Tranh làng Hồ Từ ngày còn ít tuổi tôi đã thích những tranh lơn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi cứ thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo nâu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm nếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn: những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh. Theo Nguyễn Tuân Câu 1 ( 0,5 điểm). Kể tên một số bức tranh làng Hồ mà em biết: -Tranh đấu vật; . ; Câu 2 ( 0,5 điểm). Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng: a)Tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày ở nông thôn Việt nam trước đây. b) Tranh làng Hồ lấy đề tài là những cảnh đẹp nổi tiếng. c) Tranh làng Hồ lấy đề tài từ cuộc sống sôi động ở thành thị hiện đại. Câu 3 ( 1 điểm).Vì sao nhà văn Nguyễn Tuân biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? .
  18. . . Câu 4 (1 điểm). Nối mỗi từ ngữ ở cột A với cột B cho phù hợp: A B Tưng bừng như ca múa bên gà mẹ rất sinh Tranh lợn ráy động. Tranh đàn gà con có khoáy âm dương rất có duyên. Màu đen luyện bằng bột than màu trắng do bột lấy từ vỏ sò, vỏ điệp trộn với hồ nấu từ gạo nếp. của rơm nếp, của lá tre mù thu rụng lá. Màu trắng điệp của cói chiếu, Câu 5 ( 1điểm): a) ( 0,5 điểm). Tìm 1 từ gần nghĩa với từ “ thuần phác ” trong câu: Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui. -Từ gần nghĩa với từ thuần phác: 2) ( 0,5 điểm). Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh kết luận dưới đây: (sáng tạo, dân gian, ca ngợi , biết ơn) Nội dung của bài văn và những nghệ sĩ làng Hồ đã ra những bức tranh độc đáo. Câu 6 ( 1 điểm)Dấu phẩy trong câu: “ Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi cứ thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. ” có tác dụng gì ? a)Ngăn cách các bộ phận cùng là chủ ngữ trong câu. b)Ngăn cách các bộ phận cùng làm trạng ngữ trong câu. c)Ngăn cách những bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu. Câu 7 (1 điểm). Tìm 2 từ láy có trong bài và đặt câu với 1 trong 2 từ vừa tìm được: Hai từ láy: . . Đặt câu: . . . . . Câu 8 ( 1 điểm) 1) ( 0,5 điểm). Câu nào trong các câu sau là câu ghép: a) Chú nhái bé xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. b ) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
  19. 2 ) ( 0,5 điểm). Viết từ ngữ vào dòng sau để được 1 câu ghép : Hôm nay, Lam đi học còn . II. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3điểm) ( Thời gian 35 phút) 1. Nội dung kiểm tra: - GV cho học sinh đọc đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 sách TV lớp 5 tập 2. ( trừ bài học thuộc lòng) - YC Học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 2. Ghi tên bài đọc, đoạn đọc: 3. Cách đánh giá, cho điểm đọc thành tiếng: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu ( 120 -130 tiếng/ phút), giọng đọc có biểu cảm: ( 1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
  20. TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TÂN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2016-2017 Họ và tên: Lớp: 5 Thời gian kiểm tra: Thứ 3 ngày 28 tháng 3 năm 2017 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Tờ 2) ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) Điểm bài thi Nhận xét của GV chấm thi Họ tên, chữ kí của GV coi chấm thi Chính tả: Tập làm văn: tổng điểm viết: B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. KIỂM TRA VIẾT CHÍNH TẢ: ( Thời gian 15 phút) ( 2 điểm) GV đọc cho học sinh viết bài: Cây chuối mẹ viết đoạn ( từ Mới ngày nào đến chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy và tên tác giả) ( Tiếng Việt 5 tập 2). HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM CHÍNH TẢ - Tốc độ đạt yêu cầu (100 chữ/ 15 phút); chữ viết rõ rang, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch , đẹp: 1 điểm
  21. - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II. KIỂM TRA VIẾT BÀI VĂN: ( Thời gian 25 phút) ( 8 điểm) Đề bài: Em hãy viết bài văn tả một cây hoa mà em thích. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CHẤM VIẾT BÀI VĂN - Mở bài: 1 điểm - Thân bài: 4 điểm + Nội dung: Viết đúng theo yêu cầu đề: 1,5 điểm + Kĩ năng: 1,5 điểm + Cảm xúc: 1 điểm - Kết bài: 1 điểm - Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm - Dùng từ đặt câu: 0,5 điểm
  22. - Sáng tạo: 1 điểm
  23. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - GIỮA KÌ II Năm học: 2016 - 2017 A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm 2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1b: (0,5 điểm) Câu 2c: (0,5 điểm) Câu 3a: (0,5 điểm) Câu 4c: (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm) Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Câu 6: (0,5 điểm) Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán. Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới. Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm) Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm) Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé ! Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1- Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển ( từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 ) Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm) Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm 2- Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng. Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp. Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.