Đề kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2011-2012
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_001.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2011-2012
- KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II (2011-2012) Môn: Sinh 12: (45 phút) Đề gồm 03 trang MÃ ĐỀ: 001 Câu 1: Cho những ví dụ sau: (1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (3) Mang cá và mang tôm. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. (4) Chi trước của thú và tay người. Những ví dụ về cơ quan tương đồng là A. (2)và(4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4). Câu 2: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là: A. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài. B. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền. C. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống. D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau. Câu 3: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. bằng chứng phôi sinh học. B. cơ quan tương đồng. C. cơ quan tương tự. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 4: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. CLTN tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ Câu 5: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. loài. C. Quần xã. D. cá thể. Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa? A. Biến dị cá thể B. Đột biến gen C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 7: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị tiến hóa cơ sở là A. quần thể. B. cá thể. C. tế bào. D. bào quan. Câu 8: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, quá trình đột biến có vai trò cung cấp A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 9: Câu nào sau đây không phải là vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá? A. Tạo biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. B. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Trung hòa tín có hại của đột biến. D. Phát tán các đột biến trong quần thể. Câu 10: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. nhiễm sắc thể. B. kiểu gen. C. kiểu hình. D. . alen. Câu 11: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
- D. là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là A. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. B. sự phát triển và sinh sản của những kiểu gen thích nghi hơn. C. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. củng cố ngẫu nhiên những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại. Câu 13: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên A. làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. làm xuất hiện những alen mới trong quần thể. C. làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định. D. chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ ? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. D. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm. Câu 15: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về A. cách li sinh thái. B. cách li cơ học. C. cách li sau hợp tử. D. cách li tập tính. Câu 16: Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa về vốn gen thì dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách li tập tính. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí. Câu 17: Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n=120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n= 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường: A. lai xa kèm đa bội hóa B. lai xa giữa loài cỏ gốc Châu Âu và loài cỏ gốc Châu Mĩ C. cách li sinh thái D. tự đa bội hóa Câu 18: Quần thể cây tứ bội được hình thành từ quần thể cây lưỡng bội. Quần thể cây tứ bội đó có thể xem như loài mới vì A. cây tứ bội có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội. B. cây tứ bội có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội. C. cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ. D. cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội. Câu 19: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở A. nấm. B. vi khuẩn. C. động vật. D. thực vật. Câu 20: Tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt loài đối vơi loài có hình thức sinh sản hữu tính là tiêu chuẩn A. hình thái B. cách li sinh sản C. địa lí-sinh thái D. sinh lí-sinh hoá Câu 21: Theo quan niệm hiện đại, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống trên Quả Đất lần lượt là: A. tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học. B. tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học. C. tiến hóa hóa học - tiến hóa sinh học - tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa sinh học - tiến hóa hóa học - tiến hóa tiền sinh học.
- Câu 22: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên trái đất, trong giai đoạn tiến hóa hóa học có sự: A. hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên B. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học C. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học D. hình thành các cơ thể sống đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên Câu 23: Thứ tự nào dưới đây của các đại là đúng: A. cổ sinh, thái cổ, nguyên sinh, trung sinh ,tân sinh. B. cổ sinh, nguyên sinh, thái cổ,trung sinh, tân sinh. C. thái cổ, nguyên sinh , cổ sinh, trung sinh, tân sinh. D. nguyên sinh, thái cổ, cổ sinh, trung sinh, tân sinh. Câu 24: Bò sát và thực vật hạt trần ngự trị ở đại: A. Tân sinh. B Cổ sinh. C. Nguyên sinh. D. Trung sinh. Câu 25: Cho đến nay, các bằng chứng hoá thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại A. Tân sinh. B. Nguyên sinh. C. Trung sinh. D. Cổ sinh. Câu 26: Các kỉ lần lượt trong đại cổ sinh là A. Cambri-Silua-Đêvôn-OcđôvicCacbon (Than đá -Pecmi B. Cambri-Đêvôn-Ocđôvic-Silua-Cacbon (Than đá)-Pecmi C. Cambri-Cacbon (Than đá)-Ocđôvic-Silua-Đêvôn-Pecmi D. Cambri-Ocđôvic-Silua-Đêvôn-Cacbon (Than đá)-Pecmi Câu 27: Để hình thành tế bào sơ khai thì kết quả bắt cặp quan trọng nhất đó là A. gluxit và prôtêin B. axit nuclêic và prôtêin C. gluxit và lipit D. lipit và protein Câu 28. Loài người xuất hiện ở đại nào sau đây? A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Thái cổ Câu 29: Khi nói về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. B. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên trực tiếp của loài người. C. Vượn người ngày nay và người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung. D. Trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất. Câu 30: Trong bộ Linh trưởng, loài nào dưới đây có quan hệ họ hàng xa loài người nhất? A. Gôrila. B. Vượn Gibbon. C. Tinh tinh. D. Đười ươi. Hết Kiểm tra định kì học kì II (2011-2012) Mộn: Sinh học 12 Chữ ký Giám thị 1: ; Chữ kí giám thị 2: BÀI LÀM CỦA HỌC SINH Mã đề thi: 001 Họ và tên: ; Số BD ; Lớp Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ.A Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ.A