Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề 1 - Năm học 2017-2018

doc 7 trang thungat 1450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề 1 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_1_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề 1 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: SINH HỌC ĐỀ 1 Câu 1. Nhóm vi sinh vật nào sau đây cộng sinh với tế bào rễ cây họ đậu? A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn Rhizobium. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn lam. Câu 2. Trong dạ dày kép của động vật nhai lại, dạ nào đưa thức ăn lên miệng để nhai lại? A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ múi khế. D. Dạ tổ ong. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thoát hơi nước qua khí khổng? A. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. B. Sự đóng mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào hạt đậu. C. Khi tế bào hạt đậu no nước thì khí khổng mở. D. Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng thì khí khổng sẽ đóng lại. Câu 4. Bề mặt trao đổi khí ở động vật A. dày và ẩm ướt. B. có nhiều mao mạch. C. không có sự lưu thông khí. D. có tỉ lệ S/V nhỏ. Câu 5. Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã? A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’AUG3’. D. 5’UAG3’. Câu 6. Trong một Operon, vùng vận hành A. tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc. B. là nơi liên kết với protein ức chế. C. tổng hợp chất cảm ứng.D. là nơi tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 7. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể này là A. 0,42. B. 0,24. C. 0,16. D. 0,36. Câu 8. Dạng đột biến nào làm thay đổi nhóm gen liên kết? A. Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.B. Chuyển đoạn trong cùng một NST. C. Chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng.D. Đảo đoạn. Câu 9. Cho các nhân tố tiến hóa sau: 1. Đột biến. 2. Di nhập gen. 3. Chọn lọc tự nhiên. 4. Yếu tố ngẫu nhiên. 5. Giao phối không ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. 2 B. 3. C. 4. D. 1. Câu 10. Trong quá trình phát sinh sự sống, tế bào sơ khai được hình thành ở giai đoạn A. tiến hoá hoá học. B. tiến hoá tiền sinh học. C. tiến hoá sinh học. D. phát sinh loài người. Câu 11. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa động giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. (5) Ở bờ biển Pêru, cứ 10-12 năm lại có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt. Có bao nhiêu trường hợp là biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? 1
  2. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Một số hiện tượng như mưa lũ, chặt phá rừng, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng như nitơ (N), phốtpho (P), và canxi (Ca) cần cho một hệ sinh thái, nhưng nguyên tố cácbon (C) hầu như không bao giờ thiếu cho các hoạt động sống của các hệ sinh thái. Đó là do. A. thực vật có thể tạo ra cacbon của riêng chúng từ nước và ánh sáng mặt trời. B. các nguyên tố dinh dưỡng khác có nguồn gốc từ đất, còn cacbon có nguồn gốc từ không khí. C. các loài nấm và vi khuẩn cộng sinh giúp thực vật dễ dàng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả cacbon từ môi trường. D. lượng cacbon các loài sinh vật cần sử dụng cho các hoạt động sống không đáng kể. Câu 13. Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng. B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong. D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3. Câu 14. Dưới đây là sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp: Huyết áp tăng cao 1 4 2 3 Thông tin nào dưới đây đúng? A. 1 - Huyết áp bình thường B. 2 - Trung khu điều hòa tim mạch. C. 3 - Thụ thể áp lực ở mạch máu. D. 4 - Tim và mạch máu. Câu 15. Loại đột biến nào sau đây do tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li? A. Đột biến gen. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến lệch bội. Câu 16. Một gen khi thực hiện nhân đôi một lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp cho mạch một 200 nu loại A; cho mạch hai 300 nu loại G, 100 nu loại X và 150 nu loại A. Số nu các loại trên mạch hai của gen sẽ là: A. A = 200, G = 300, T = 150, X = 100. B. A = 200, G = 100, T = 150, X = 300. C. A = 150, G = 300, T = 200, X = 100. D. A = 150, G = 150, T = 200, X = 200. Câu 17. Trong một quần thể của một loài lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa 2 cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1? A. AA x Aa B. Aa x aa C. XAXA x XaY. D. XAXa x XAY. Câu 18. Cho các nhận xét sau: I. Đột biến gen và di nhập gen có thể làm phong phú vốn gen cho quần thể. 2
  3. II. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. III. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen có thể làm giảm đa dạng di truyền của quần thể. IV. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng. V. CLTN và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. VI. Đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng. VII. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D.5. Câu 19. Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, rắn là bậc dinh dưỡng cấp mấy? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 20. Cho các phát biểu sau đây về quần xã sinh vật: I. Cộng sinh là quan hệ chặt chẽ giữa hai loài và các loài cùng có lợi. II. Trong các quan hệ đối kháng, không có loài nào được lợi. III. Tháp sinh thái số lượng lộn ngược được tìm thấy trong quần xã có quan hệ kí sinh – vật chủ. IV. Phong lan bám trên cây gỗ là quan hệ kí sinh. V. Trong các quan hệ hỗ trợ khác loài, có ít nhất 1 loài được lợi, không có loài nào bị hại. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 21. Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Thực vật C3 có điểm bù ánh sáng cao hơn thực vật C4. B. Cây ưa sáng có nhiều diệp lục b nên hấp thụ tốt các tia sáng có bước sóng ngắn. C. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 mà cường độ quang hợp đạt cực đại. D. Có thể tăng năng suất cây trồng bằng cách tăng cường độ quang hợp. Câu 22. Cho sơ đồ dưới đây về sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch: Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Đường a biểu thị vận tốc máu, trong đó vận tốc máu trong động mạch là nhanh nhất. B. Đường b biểu thị vận tốc máu, trong đó vận tốc máu trong động mạch là chậm nhất. C. Đường b biểu thị vận tốc máu, trong đó vận tốc máu trong mao mạch là nhanh nhất. D. Đường a biểu thị vận tốc máu, trong đó vận tốc máu trong tĩnh mạch là chậm nhất. 3
  4. Câu 23. Giả sử một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5- Brôm Uraxin (5-BU). Sau 5 lần nhân đôi, số lượng gen đột biến bị đột biến thay thế A-T bằng G−X và số gen bình thường lần lượt là bao nhiêu? A. 3 và 12. B. 7 và 24. C. 3 và 13. D. 7 và 25. Câu 24. Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho P: cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ, thu được F 1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai dưới đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? (1) AAbb AaBb (2) aaBB AaBb (3) Aabb AaBB (4) aaBB AaBB (5) aaBb AaBB (6) AAbb AABb Đáp án đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 25. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 200 cá thể đực mang kiểu gen AA, 400 cá thể cái mang kiểu gen Aa, 600 cá thể cái mang kiểu gen aa. Tần số alen của quần thể và cấu trúc di truyền của F1 là: A. A = 0,6; a = 0,4 và 0,2AA : 0,8Aa.B. A = 0,7; a = 0,3 và 0,4AA : 0,6Aa. C. A = 0,7; a = 0,3 và 0,2AA : 0,8Aa. D. A = 0,4; a = 0,6 và 0,8AA : 0,2Aa. Câu 26: Một quần thể sóc sống trong môi trường có tổng diện tích 300 ha và mật độ cá thể tại thời điểm cuối năm 2016 là 15 cá thể/ha. Cho rằng không có di cư, không có nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tại thời điểm cuối năm 2016, quần thể có tổng số 4500 cá thể. II. Nếu tỉ lệ sinh sản là 12%/năm; tỉ lệ tử vong là 9%/năm thì sau 1 năm quần thể có số cá thể là 4635. III. Nếu tỉ lệ sinh sản là 15%/năm; tỉ lệ tử vong là 5%/năm thì sau 2 năm quần thể có mật độ là 18,15 cá thể/ha. IV. Nếu sau 1 năm quần thể có 4500 cá thể thì có thể trong 1 năm đã qua các cá thể của quần thể này không sinh sản. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27. Cho các phát biểu sau: I. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng ít thì càng ổn định và khó bị diệt vong vì sự cạnh tranh diễn ra ít. II. Sự canh tranh trong từng loài là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ đa dạng của quần xã. III. Số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể của loài khác kìm hãm là hiện tượng khống chế sinh học. IV. Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vùng vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp, từ bờ ra khơi đại dương. V. Có thể ứng dụng khống chế sinh học bằng việc sử dụng thiên địch thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu góp phần tạo sự bền vững trong nông nghiệp. Có bao nhiêu phát biểu không đúng? A. 2. B. 3 C. 4. D. 5. Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau đây đã sử dụng không bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. 4
  5. II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch. III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29. Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về đột biến gen? A. Nếu đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng sẽ di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính B. Đột biến dạng thay thế cặp nucleotit không làm thay đổi số liên kết hidro của gen. C. Đột biến dạng thay thế cặp nucleotit có thể làm cho chuỗi polipep tít không được tổng hợp. D. Đột biến điểm là đột biến chỉ xảy ra ở 1 gen trong tế bào Câu 30. Ở một loài động vật, một cá thể thuộc giới đồng giao tử có 2 tế bào sinh dưỡng giống nhau cùng nguyên phân liên tiếp 5 lần đã lấy nguyên liệu từ môi trường tương đương với 682 nhễm sắc thể đơn. Cho các kết luận sau: I. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài đó là 2n = 11. II. Đây có thể là 2 tế bào của thể ba. III. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài đó là 2n = 22. IV. Đây có thể là 2 tế bào của thể một. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 4B. 3C. 1 D. 2 Câu 31. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho các kết luận sau: I. Cả 2 cây bố mẹ đều xảy ra hoán vị gen với tần số là 40%. II. Cả 2 cây bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử chéo và xảy ra hoán vị gen với tần số là 20%. III. Một trong hai cây bố mẹ không xảy ra hoán vị gen. IV. Hoán vị gen xảy ra ở cả cây bố và cây mẹ với tần số 16%. V. Một trong 2 cây bố mẹ có kiểu gen dị hợp tử chéo, cây còn lại dị hợp tử đều. Có bao nhiêu kết luận phù hợp với phép lai trên? A. 4B. 5C. 3 D. 2 Câu 32. Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F 1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Cho tất cả cây hoa đỏ F 1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở đời F 2 sẽ như thế nào? A. 64 cây hoa đỏ: 16 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng B. 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng C. 64 cây hoa đỏ: 9 cây hoa vàng: 6 cây hoa trắng D. 12 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng Câu 33. Có một đàn cá nhỏ sống trong hồ nước có nền cát màu nâu. Ban đầu, trong quần thể chỉ có cá màu nâu nhạt, sau đó có một đột biến trội phát sinh trong quần thể làm cho một số cá có kiểu hình đốm trắng. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi trắng xuống hồ làm nền hồ có đốm trắng. Theo thời gian, sự kiện có xu hướng xảy ra là A. tỉ lệ cá màu nâu nhạt giảm dần qua các thế hệ nhưng vẫn còn tồn tại trong quần thể. B. tỉ lệ cá màu nâu nhạt và cá màu đốm trắng tồn tại ở trạng thái cân bằng. C. chỉ sau một thế hệ, tất cả đàn cá trong hồ đều có kiểu hình đốm trắng. 5
  6. D. tỉ lệ cá màu nâu nhạt giảm dần qua các thế hệ và cuối cùng bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể. Câu 34. Cho các phát biểu sau về các phương pháp tạo giống: I. Nuôi cấy mô hoặc tế bào không tạo ra giống cây trồng mới từ giống ban đầu. II. Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa sẽ tạo ra các giống đồng hợp về tất cả các gen. III. Lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra giống mang đặc điểm của các loài khác xa nhau. IV. Nhờ cấy truyền phôi có thể tạo ra nhiều cá thể động vật có kiểu gen giống nhau. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4.B. 2. C. 3.D. 1. Câu 35. Có 400 tế bào có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 100 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen, số tế bào còn lại không diễn ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo ở cặp NST chứa cặp gen trên. Tỉ lệ giao tử AB là : A. 6,25% B. 12,5% C. 43,75% D. 87,5% Câu 36. Chiều cao cây được di truyền theo kiểu tương tác tích lũy, mỗi gen có 2 alen và các gen phân ly độc lập với nhau. Ở một loài cây, chiều cao cây dao động từ 6 đến 36 cm. Người ta tiến hành lai cây cao 6 cm với cây cao 36 cm cho đời con đều cao 21 cm. Ở F2, người ta đo chiều cao của tất cả các cây và kết quả cho thấy 1/64 số cây có chiều cao 6 cm. Cho các nhận định sau: (1) Có 3 cặp gen quy định chiều cao cây. (2) F2 có 6 loại kiểu hình khác nhau. (3) Có thể có 7 loại kiểu gen cho chiều cao 21 cm. (4) Ở F2, tỉ lệ cây cao 11 cm bằng tỉ lệ cây cao 26 cm. Có bao nhiêu nhận định đúng ? A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 37. Alen B có chiều dài 306nm và có 2338 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen b. Một tế bào xoma chứa cặp alen Bb tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotit cần cho quá trình tái bản các alen nói trên là 5054 ađênin và 7546 nucleotit guanin. Cho các kết luận sau: (1) Alen B nhiều hơn alen b 3 liên kết hiđrô. (2) Alen B có chiều dài lớn hơn alen b. (3) Alen B có G = X = 538; A=T = 362. (4) Alen b có G = X = 540; A = T = 360. (5) Mạch gốc của gen B và b sai khác nhau tối đa 2 codon. Số kết luận đúng là: A. 4.B. 2. C. 3.D. 1. Câu 38. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Cho các phát biểu sau về đời con: I. Tỉ lệ kiểu hình quả vàng chiếm 97,22%. II. Tỉ lệ kiểu hình trội về hai tính trạng là 26,39%. III. Kiểu hình quả đỏ có tỉ lệ nhiều hơn kiểu hình quả ngọt. IV. Tỉ lệ kiểu hình lặn về hai tính trạng lặn là 25%. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4.B. 2. C. 3.D. 1. Câu 39. Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử 6
  7. chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Ở F có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P). 5 (2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ. (3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). 5 (4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 40. Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của bệnh phêninkêtô niệu (P) và bệnh mù màu (M) ở người. Nam bình thường 1 2 3 4 Nữ bình thường Nữ bị bệnh P 5 6 7 8 9 10 Nam bị bệnh P Nam bị bệnh M 11 12 13 14 ? Cho biết các bệnh đều do một trong hai alen của gen gây ra, quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền và tần số alen trội và alen lặn quy định bệnh P lần lượt là 0,8 và 0,2. Có baoIII nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Người bị bệnh P không có enzim chuyển hóa phêninalanin nên có thể dẫn đến mất trí. II. Người bị bệnh P chỉ cần loại bỏ hoàn toàn phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn sẽ khỏe mạnh bình thường. III. Xác suất cặp vợ chồng số 12 và 13 sinh con bị cả hai bệnh là 0,43%. IV. Có thể xác định kiểu gen của 5 người trong phả hệ. V. Xác xuất mang kiểu gen dị hợp về bệnh P của người số 7 là 66,66% A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 7