Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

doc 4 trang thungat 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_de_2_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên : Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2018 - 2019 Môn: Văn Lớp: 9 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: Những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học. 2. Kĩ năng: Kĩ năng phân tích thơ hiện đại; nêu cảm nhận của bản thân về về một nội dung trong tác phẩm. Từ đó, nêu cảm nhận của bản thân về một vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục những tình cảm mang tính nhân văn: tình cha con, lòng yêu kính lãnh tụ, yêu quê hương đất nước B/Thiết kế ma trận : Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao “Mùa xuân - Hoàn cảnh nho nhỏ” sáng tác của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. - Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. Số câu, số điểm 1C (C1) 1C Tỉ lệ 2đ 2đ 20% 20% “Viếng lăng Chép đúng Phân tích được Bác” hai khổ thơ hình ảnh “tràng đầu của bài hoa” trong khổ thơ “Viếng thơ. lăng Bác” của Viễn Phương. Số câu, số điểm ½ C (C3a) ½ C (C3b) 1C Tỉ lệ 1đ 1đ 2đ 10% 10% 20% “Sang thu” Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu”
  2. của Hữu Thỉnh. 1C (C2) 1C 2đ 2đ 20% 20% “Nói với con” Nêu cảm Nêu cảm nhận về mong nhận của bản ước của thân về vấn người cha đề bổn phận trong văn của người bản. con trng gia đình hiện nay qua việc học tác phẩm. Số câu, số điểm ½ C (C4a) ½ C (C4b) 1C 2đ 2đ 4đ Tỉ lệ 20% 20% 40% Tổng số câu, số 1 ½ C 1 ½ C ½ C ½ C 4 C điểm 3đ 3đ 2đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 20% 20% 100% Đề 2: Câu 1: (2,0 đ) 1/a. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được tác giả Thanh Hải sáng tác trong hoàn cảnh nào? (1đ) b. Nêu mạch cảm xúc của bài thơ. (1đ) Câu 2: (2,0 đ) Phân tích hai dòng thơ cuối của bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Câu 3: (2,0 đ) a. Chép 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. b. Em hiểu thế nào về hình ảnh “tràng hoa” trong khổ thơ thứ hai? Câu 4: (4,0 đ) a. Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương, hãy viết một đoạn văn ngắn về mong ước của người cha đối với con trong bài thơ. (2đ) b. Từ đó, em có suy nghĩ gì về bổn phận của người con trong gia đình hiện nay? (2đ)
  3. Đáp án: Câu/ ý Yêu cầu Điểm 1 2,0 điểm - Bài thơ được sáng tác tháng 11-1980 khi ông nằm trên giường (1đ) a. bệnh. b. Mạch cảm xúc của bài thơ: Từ cảm nhận về mùa xuân của (1đ) thiên nhiên mở rộng ra mùa xuân của quê hương, đất nước. Từ đó, tác giả nói lên ước nguyện của mình 2 - Hình ảnh ẩn dụ : “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây 2,0 điểm đứng tuổi” a. + Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi (1đ) liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sâm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu) không còn làm giật mình “Hàng cây đứng tuổi”. b. + Ý nghĩa ẩn dụ : Sấm : những vang động bất thường của ngoại (1đ) cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người từng trải càng trở nên vững vàng hơn, không còn bị bất ngờ bởi tác động của ngoại cảnh. 3 2,0 điểm a. HS chép hai khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác” của (1đ) Viễn Phương. b. Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”. nhà thơ đã đúc kết một sự thực (1đ) cảm động diễn ra ngày này qua ngày khác: biết bao dòng người với nỗi tiếc thương vô hạn cứ lặng lẽ lần lượt vào lăng viếng Bác, dâng lên Bác những tình cảm tốt đẹp, kính yêu, nhớ ơn Bác. 4 4,0điểm - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. (0,25đ) a. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm (1,5đ) bảo được nội dung cơ bản sau: - Người cha mong muốn con phải có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. - Đồng thời, mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, (0,25đ) ngữ nghĩa tiếng Việt. b. - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. (0,25đ) - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song phải đảm (1,5đ)
  4. bảo được các yêu cầu cơ bản sau: - Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, - Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. - Biết tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng mực với những người xung quanh, nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi người, không xa hoa, đua đòi - Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất, xứng đáng với sự mong mỏi của mẹ cha. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, (0,25đ) ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổ trưởng: Phổ Văn, ngày 04 - 03 - 2019 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm