Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Võ Thị Sáu (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC TP. PR-TC TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2018-2019 Thời gian: 120 phút o0o I. Đọc hiểu văn bản: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) Em hãy kể tên một văn bản nhật dụng đã học và cho biết văn bản ấy viết về vấn đề gì? Câu 2: (1 điểm) Thế nào là phép tu từ? Kể tên những phép tu từ đã học? II. Tạo lập văn bản: (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 100 chữ nêu suy nghĩ của em về tác hại của việc học tủ, học vẹt. Câu 2: (6 điểm) Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , Nguyễn Duy viết: “ Ta đi trọn kiếp con người Vẫn không đi hết những lời mẹ ru” Câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I. Đọc hiểu văn bản: (2 điểm) Câu 1: - Học sinh kể được tên một văn bản nhật dụng (0.5 điểm) - Nêu đúng vấn đề văn bản ấy đề cập (0.5 điểm) Câu 2: - Tu từ là nghệ thuật dùng từ ngữ để làm cho câu văn hay hơn, giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm hơn để hấp dẫn người đọc, người nghe. (0.5 điểm) - Các phép tu từ đã học: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói giảm nói tránh, nói quá, liệt kê, chơi chữ. (0.5 điểm) II. Tạo lập văn bản: ( 8 điểm) Câu 1: (2 điểm)
  2. a. Về hình thức: - Học sinh viết đúng số lượng câu theo yêu cầu (0,25 điểm) - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn (0.25 điểm) b. Về nội dung : Học sinh viết theo nhận thức và hiểu biết của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức và có sức thuyết phục. (1.5 điểm) Câu 2: (6 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: - Trình bày được bài viết bằng thể văn nghị luận. - Bài viết có đầy đủ bố cục 3 phần, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động, lời văn trong sáng. B. Yêu cầu về kiến thức: - Xác định đúng vấn đề nghị luận từ câu thơ trên. - Rút ra bài học cho bản thân. Gợi ý: 1. Phân tích và lí giải: a. Ý nghĩa của lời mẹ ru theo ta trọn cả kiếp người: - Lời mẹ ru không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành con trẻ mà còn là những ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ đối với con mình. Nó chứa đựng cả thế giới tinh thần mà người mẹ muốn xây dựng cho con mình. - Là lời yêu thương: Chứa đựng tình yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn nhất, là ý nghĩa cuộc sống của mẹ. - Là lời cầu nguyện, ước mong: Lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống. - Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng những trải nghiệm của cuộc đời mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con; sự hiểu biết về đạo lí làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần tuân theo, những giới hạn cần phải dừng lại, những cạm bẫy cần phải tránh, những bước đường đời con người phải đi qua => Những lời ru ấy là những kiến thức mẹ trang bị cho con bằng cả tấm lòng và tình yêu thương. b. Không đi hết: - Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu hết, không sống hết những gì mẹ đã trang bị qua lời ru. - Đó còn là tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. - Đó còn là sự nâng niu, che chở, dìu dắt trọn đời của mẹ. - Đó còn là cảm giác thấm thía của người con khi trải nghiệm cuộc đời rồi nhìn lại, cảm nhận lại những gì có được từ tình yêu và lời ru của mẹ. => Lời tri ân của người con dành cho mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị mà thấm thía đủ để mỗi người con được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ. 2. Mở rộng, đánh giá: a. Vai trò của tình mẫu tử: - Là cái nôi tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và trí tuệ con người.
  3. - Là điểm tựa cho niềm tin, sức mạnh của người con trong cuộc sống. - Là cái gốc của sự thiện lành nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm con người, giúp con người dừng lại trước bờ vực lỗi lầm. b. Bổn phận của người làm con: - Thấy được tình mẫu tử thiêng liêng là món quà mà cuộc đời cho mình. - Làm tròn bổn phận của người làm con đối với cha mẹ. - Người con cần đón nhận tình mẫu tử để sống, trải nghiệm và điều chỉnh bản thân. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 5-6: Hiểu rõ yêu cầu đề bài; đảm bảo yêu cầu về kỹ năng, kiến thức, lập luận chặt chẽ; bài có cảm xúc, diễn đạt lưu loát. - Điểm 3-4: Hiểu rõ yêu cầu đề bài; đáp ứng hầu hết yêu cầu về kỹ năng, kiến thức; lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Hiểu yêu cầu đề bài; đáp ứng được một số yêu cầu về kỹ năng, kiến thức. Lập luận chưa thật chặt chẽ, mắc nhiều lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng Người ra đề Lê Thị Diệu Phương