Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

docx 2 trang thungat 1990
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_viet_bai_tap_lam_van_s.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Viết bài tập làm văn số 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Họ và tên giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Tập làm văn (Bài viết số 07) Lớp: 9 Thời gian: Một tuần. A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Khắc sâu lại những kiến thức về văn nghị luận về một đoạn thơ (hoặc bài thơ). - Qua bài kiểm tra, đánh giá được trình độ, nhận thức của học sinh về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực diễn đạt. - Rèn luyện thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra. B/ Ma trận: Mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng độ Thấp Cao Nội dung Văn nghị Biết viết bài - Hiểu vấn đề - Bố cục rõ - Bài viết có luận về một văn nghị nghị luận. ràng, luận cảm xúc, thể đoạn thơ. luận về một - Biết kết hợp điểm chính hiện khả năng đoạn thơ. kiến thức và xác; diễn đạt cảm thụ văn kĩ năng về trôi chảy, học tốt. dạng bài nghị đảm bảo liên - Không mắc luận văn học kết. lỗi chính tả, để tạo lập văn - Phân tích từ ngữ, ngữ Số câu: 1 bản. được nghệ pháp, chữ viết Điểm: thuật và nội rõ ràng, trình 10,0 dung đoạn bày đẹp. Tỉ lệ: thơ. 100% Số câu: 1 Số điểm Điểm: 3,0 Điểm: 3,0 Điểm: 2,0 Điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ: 20% C/ Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. (Viễn Phương - “Viếng lăng Bác”)
  2. D/ Đáp án: I/ Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận về một đoạnthơ. . - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có liên kết chặt chẽ. - Từ ngữ chính xác, rõ nghĩa, viết câu đúng ngữ pháp. - Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, hạn chế tối đa lỗi chính tả; viết hoa đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt. II/ Yêu cầu về kiến thức: Bài viêt cần đảm bảo những ý chính: Dàn ý: Mở bài – Dẫn dắt vấn đề: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ của tác giả 1,5đ – Nêu vấn đề: Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương cảm nhận khái quát về bài thơ, đoạn thơ. Thân a. Khái quát về nội dung bài thơ dẫn đên đoạn trích. 0,5đ bài b. Phân tích khổ thơ thứ nhất và lồng cảm xúc: 3đ * Câu thơ đầu: Câu thơ mở đầu như một lời thông báo,giọng điệu trang nghiêm, tha thiết,phù hợp với cảm xúc của người con miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. * Ba câu thơ sau: Hình ảnh ẩn dụ “Hàng tre” thân thuộc của làng quê Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. c. Phân tích khổ thơ thứ hai và lồng cảm xúc:: 3đ * Hai câu thơ đầu:Hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi. “Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, sư tôn kính của nhà thơ đối với Bác. * Hai câu thơ sau: Điệp ngữ “Ngày ngày”, hình ảnh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh tu từ đặc sắc, thể hiện lòng thành kính của nhân dân với Bác. d.Khái quát nghệ thuật, nội dung đoạn thơ. 0,5đ Kết bài – Khẳng định giá trị đoạn thơ. 1,5đ – Nêu suy nghĩ bản thân. * Lưu ý: Khuyến khích những bài viết hay, có ý sáng tạo. Duyệt của tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 31 – 04 – 2018 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm