Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Thái Phiên

doc 3 trang thungat 7940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Thái Phiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường Thái Phiên

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN MÔN NGỮ VĂN – LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề) I. ĐỌC-HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1) “ Vì muốn con cái của mình không vất vả, bà Vi lăn ra làm những công việc chỉ dành cho nam giới. Từng bao xi-măng đè lên vai, từng thúng cát đè lên đầu, từng xô xi- măng thoăn thoắt đổ nền nhà, làm mái cho các công trình Hết mùa bê tông, lại đến mùa phun thuốc sâu thuê. Nhiều người trong làng bận việc hoặc tránh độc hại nên đến nhà nhờ bà Vi. Dù biết đi phun thuốc sâu, thuốc cỏ, đều rất độc hại nhưng vì cơm, áo, gạo, tiền và muốn 3 đứa con được ở lại thủ đô học nên bà chấp nhận tất cả. Bà lí giải, “tôi biết mấy đứa con tôi học đại học ngoài đó vất vả lắm. Tiền triệu ở nhà quê thì to nhưng so với Hà Nội thì chả thấm vào đâu cả” ( ) (2) Niềm vui lớn nhất của tôi là nhìn thấy các con lần lượt được đội mũ cử nhân ra trường. Nó như một cái cây đến ngày hái quả. Tôi lấy đó mà cố gắng. Cũng có những lúc mủi lòng lắm, 3 đứa con ngày nào ríu rít chạy nhảy bên bố mẹ. Thoáng cái giờ đã khôn lớn, trưởng thành rồi đi học hết. Nhiều hôm đi làm về cảnh nhà vắng vẻ, tôi cũng buồn lắm. Nhưng rồi xua đi những cảm xúc đó. Vì nghĩ hạnh phúc còn dài ở phía trước Lắng đọng, suy nghĩ xa xôi, nước mắt của người mẹ này lăn dài trên đôi má đen sạm vì sương gió, vì nhớ con. Và vì những phút mủi lòng cần được an ủi Tôi biết 3 đứa con tôi có hiếu lắm, chúng nó từ nhỏ vất vả nên có nghị lực, cả 3 đứa phấn đấu vào đại học để trả công cho tôi. Không phải mấy đứa không tặng hoa cho tôi là không có hiếu. Không phải vì chúng không nhớ hay vô tâm đâu. Có lẽ vì con nhà quê nên vụng về, e ngại không dám thể hiện tình cảm với mẹ. (3) Nhưng dù sao, suốt 26 năm qua tôi vẫn ao ước được một lần cầm đóa hoa tươi thắm do chính tay các con tặng Tôi vẫn chờ đến ngày đó”. (Báo điện tử Bee.net.vn ngày 06/03/2012) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. ( 0.5 điểm) Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên nỗi lòng của bà Vi khi các con đi học xa nhà trong đoạn (2). (0.5 điểm) Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn (1). (1 điểm) Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về hình ảnh người mẹ. (1 điểm) II. LÀM VĂN (7 điểm) Phân tích tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Ngữ văn 11-Tập một, trang 19, NXB Giáo dục) HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ NĂM 2020-K11 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: tự sự/ phương thức tự sự 0,5 Câu 2 Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nỗi lòng bà Vi: mủi lòng, buồn lắm, 0,5 nước mắt lăn dài, nhớ con (trả lời được 02 từ/ngữ cho 0,25 điểm) Câu 3 Nội dung chính đoạn (1): Bà Vi không quản công việc nặng nhọc, ĐỌC độc hại để kiếm tiền nuôi 3 đứa con ăn học đại học 1,0 HIỂU Câu 4 + Thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nuôi con ăn học và tình cảm người mẹ dành cho con 1,0 + Phải biết ơn mẹ từ những hành động nhỏ nhặt nhất * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng lực cảm thụ văn học tốt; lập luận chặt chẽ thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, dựng đoạn. * Yêu cầu cụ thể: a/ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0.5 bài khái quát được vấn đề. b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ Tự tình II 0.5 LÀM c/ Triển khai vấn đề nghị thành những luận điểm phù hợp, có sự liên VĂN kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để trình bày các luận điểm, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Học sinh cảm nhận, trình bày linh hoạt. Sau đây là những định hướng cơ bản: - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tự tình II 0,5 Nội dung:Tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong bài thơ - Cô đơn, buồn tủi, xót xa + Nỗi cô đơn, trơ trọi trước không gian đêm khuya vắng lặng mênh mông; tâm trạng rối bời trước bước đi dồn dập của thời gian. 3,0 + Tìm quên nỗi cô đơn trong chén rượu nhưng say lại tỉnh gợi lên vòng luẩn quẩn càng thấm thía nỗi đau thân phận; hướng đến ngoại cảnh vầng trăng bóng xế mà vẫn khuyết chưa tròn gợi duyên phận muôn màng dở dang. Tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Cảnh- người đồng nhất chứa đựng sự éo le. - Phẫn uất, phản kháng trước duyên phận: Thiên nhiên cựa quậy, sống động được cảm nhận qua nỗi niềm phẫn uất. Rêu là giống mềm yếu mà vẫn xiên ngang mặt đất, đá là vật vô tri mà vẫn đâm toạc chân mây thể hiện sự ươn bướng, ngang ngạnh không cam chịu số phận. - Nỗi đau ngậm ngùi trước tuổi xuân qua nhanh mà tình duyên bị san sẻ
  3. + Tâm trạng chán chường trước vòng quay tuần hoàn của thời gian xuân đi xuân lại lại bào mòn tuổi xuân “một đi không trở lại”. + Nỗi xót xa, ngậm ngùi vì tình chỉ nhận được một mảnh lại bị san sẻ thành tí con con. Nghệ thuât: HS khai thác được những biện pháp nghệ thuật: đảo 0,5 ngữ, đối lập, tăng tiến, ngắt nhịp phá cách; các từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi để làm rõ nội dung trên. - Đánh giá: + Thành công trong sử dụng ngôn ngữ: từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi diễn tả phong phú, tinh tế tâm trạng. +Nỗi niềm của Hồ Xuân Hương cũng là nỗi niềm chung của người 1,0 phụ nữ trong xã hội phong kiến. + Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: khát vọng sống, khát vọng hanh phúc mãnh liệt trong hoàn cảnh đau buồn. d/ Chính tả, dùng từ đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.5 e/ Sáng tạo: Có những phát hiện mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, diễn đạt độc đáo. 0,5 Tổng điểm 10