Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thuận Hưng (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thuận Hưng (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2017_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thuận Hưng (Có ma trận và đáp án)

  1. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN: LỊCH SỬ 7 I. Mục tiêu đề kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì hai nhằm điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu nội dung của chương trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI thời Lê sơ. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá việc học tập của mình trong thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn. - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thật cần thiết. - Giáo viên rút kinh nghiệm trong giảng dạy và ra đề. 1. Kiến thức Yêu cầu học sinh: - Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nắm được những nét chính về tình hình xã hội, đời sống nhân dân thời Lê Sơ. 2. Kĩ năng - Giúp học sinh biết đối chiếu các sự kiện Lịch Sử, hệ thống các sự kiện chính để trả lời câu hỏi. - Giáo dục tính tự giác trong học tập, tính tư duy độc lập trong làm bài kiểm tra, yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm hiểu lịch sử Việt Nam. 3. Thái độ - Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. Nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rở và hùng mạnh của đất nước thời Lê Sơ. II. Hình thức đề kiểm tra Kiểm tra theo hình thức tự luận III. Thiết lập ma trận Cấp Nhận biết Thông hiểu Vận dụng độ Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Em Trình hãy Nước Tại sao bày điểm Đại Việt bộ luật nguyên lại các thời Lê thời Lê nhân tầng Sơ thế kỉ sơ được thắng lớp xã XV - gọi là lợi và ý hội XVI Luật nghĩa thời Hồng lịch sử Lê Sơ Đức? của cuộc ?
  2. khởi nghĩa Lam Sơn? Số Số câu: Số câu: Số câu: câu: 1 3 Số câu: 1 1 Số Số điểm: Số Số Số điểm: 7 điểm: điểm: 3 điểm: 2 2 Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 70% 30% 20% 20% Trình bày những biểu hiện về Đại Việt sự suy ở các thế yếu của kỷ XVI - nhà XIII nước Lê sơ ở đầu thế kỉ XVI ? Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: Số Số điểm: Số điểm: điểm: 3 3 Tỉ lệ: Tỉ lệ: Tỉ lệ: 30% 30% TS câu: 4 TS câu: Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 TS điểm: TS điểm: Số điểm: 6 Số điểm: 2 Số điểm: 2 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ:100% IV. Biên soạn đề kiểm tra
  3. PHÒNG GD & ĐT LONG MỸ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THUẬN HƯNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Môn: LỊCH SỬ 7 Năm học: 2017 – 2018 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) Câu hỏi: Câu 1: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? ( 3 điểm) Câu 2: Em hãy điểm lại các tầng lớp xã hội thời Lê Sơ ? ( 2 điểm) Câu 3: Trình bày những biểu hiện về sự suy yếu của nhà nước Lê sơ ở đầu thế kỉ XVI ? ( 3 điểm) Câu 4: Tại sao bộ luật thời Lê sơ được gọi là Luật Hồng Đức? ( 2 điểm) Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì thêm. Thuận Hưng, Ngày 06 tháng 03 năm 2018 Duyệt của BGH Duyệt của tổ trưởng Giáo viên ra đề (Đã ký) (Đã kiểm duyệt) (Đã ký tên) Trần Thanh Tuấn Phan Bảo Quốc Nguyễn Thị Cẩm Nhung
  4. PHÒNG GD & ĐT LONG MỸ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THUẬN HƯNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN THI GIỮA HỌC KÌ II Môn: LỊCH SỬ 7 Năm học: 2017 -2018 Câu 1: a. Nguyên nhân thắng lợi: - Lòng yêu nước, ý chí bất khuất và tinh thần đoàn kết đánh giặc của toàn quân dân ( 1 đ) - Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi ( 1 đ) b. Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc hơn 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh ( 0,5 đ) - Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước ( 0,5 đ) Câu 2: - Giai cấp thống trị gồm: Vua, quan lại, quý tộc, địa chủ ( 1 điểm) - Giai cấp bị trị gồm: Nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì (1 điểm) Câu 3: Đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê ngày càng suy yếu, biểu hiện ở các điểm sau đây: ( 3 điểm) - Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém ( 1 đ) - Quý tộc ngoại thích ( họ ngoại nhà vua) nắm hết quyền hành, giết hại công thần nhà Lê.( 1 đ) - Nội bộ triều đình “ chia bè kéo cánh”, đánh giết lẫn nhau liên miên.(1 đ) Câu 4: Hồng Đức là niên hiệu của vua Lê Thánh Tông. Bộ Quốc Triều Hình Luật được biên soạn và ban hành ở thời vua Lê Thánh Tông, khi Ông dùng niên hiệu Hồng Đức, nên bộ luật này được gọi là Luật Hồng Đức. ( 2 điểm) Thuận Hưng, ngày 06 tháng 03 năm 2018 Duyệt của BGH Duyệt của tổ trưởng Giáo viên ra đề (Đã ký) (Đã kiểm duyệt) (Đã ký tên) Trần Thanh Tuấn Phan Bảo Quốc Nguyễn Thị Cẩm Nhung