Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao

doc 7 trang thungat 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_khoi_5_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Khối 5 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Sơn Cao

  1. Trường Tiểu học Sơn Cao BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Khối lớp 5 – Năm học : 2018 – 2019 Họ và tên : Môn : Tiếng Việt – Thời gian : 75 phút Lớp : 5 Ngày kiểm tra : / /2019 Điểm Nhận xét của giáo viên Phân I : Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng : ( 3 điểm ) Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã được học từ tuần 19 đến hết tuần 27 chương trình Tiếng Việt lớp 5 tập 2. - Tên bài : - Trả lời câu hỏi : . trang Tiếng Việt 5 - tập II - Kết quả kiểm tra : Đánh giá Tốc độ đọc đạt yêu cầu Ngắt, nghỉ hơi đúng Trả lời câu hỏi ( 1đ ) (1đ) ( 1đ ) Điểm (GV ghi ) 2. Kiểm tra đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) ( 35 phút ) TIẾNG RAO ĐÊM Gần như đêm nào tôi cũng nghe thấy tiếng rao ấy : “Bánh giò ò ò !” Tiếng rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh nịch, nghe buồn não ruột. Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la : “Cháy ! Cháy nhà !” Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn còn vương khói và người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu : “Ô này !”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên : thì ra là một cái chân gỗ ! Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung tóe Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình. Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi Theo NGUYỄN LÊ TÍN NHÂN
  2. * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất ( Từ câu 1 đến câu 6 ) : Câu 1 : Người đã cứu cả một gia đình thoát khỏi đám cháy là ai ? A. Người đi đường. B. Người thương binh. C. Người hàng xóm. D. Người thương binh, bán bánh giò. Câu 2 : Những chi tiết nào cho thấy đám cháy rất dữ dội ? A. Bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết. B. Khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. C. Một cây rầm sập xuống. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3 : Thời gian và địa điểm xảy ra đám cháy là. A. Tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người đang ngủ. B. Xảy ra vào lúc nửa đêm, tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người đang ngủ. C. Xảy ra tại ngôi nhà đầu hẻm, khói mịt mù. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 4 : Những chi tiết cứu gia đình kia thoát khỏi đám cháy của người bán bánh giò là : A. Lao vào ngôi nhà đang cháy, xô cánh cửa đổ rầm. B. Lom khom, khập khiễng như đang che chở vật gì. C. La to “Cháy! Cháy nhà! ” để báo hiệu D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Từ nào sau đây viết đúng chính tả ? A. khập khiễng B. khặp khiễng C. khập khiểng D. khập khiễn Câu 6: Từ “nó” trong câu sau là gì ? Có tác dụng gì ? Chim chích bông sà xuống cành lựu, nó rỉa lông một cách tỉ mỉ. A. Là đại từ. Thay thế cho danh từ “chim chích bông”. B. Là đại từ. Thay thế cho cụm danh từ “chim chích bông”. C. Là động từ. Thay thế cho động từ “sà xuống”. D. Là danh từ. Liên kết câu trước và câu sau. Câu 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau ? Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Câu 8: Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ? Từ nhỏ đến lớn, cứ mỗi mùa hè, Hoàng vẫn về đây, ngắm những cánh hoa hoàng lan rơi rơi, ngắm làn gió nhè nhẹ. Viết câu trả lời của em :
  3. Câu 9 : Điền từ (thềm nhà, té quỵ ) thích hợp vào chỗ trống để cho câu được hoàn chỉnh : Qua khỏi ., người đó vừa . thì một cây rầm sập xuống. Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện “Tiếng rao đêm” là gì ? Viết câu trả lời của em : Phần II : Kiểm tra viết : ( 10 điểm ) 1/ Chính tả : ( Nghe - Viết ) ( 2 điểm ) 15 phút 2/ Tập làm văn : 35 phút ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân trong lớp hoặc trong trường của em. Bài làm :
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT 5 – KHỐI 5 Giữa học kì II : 2018 – 2019 * Phần I: Kiểm tra đọc : ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : ( 3 điểm ) - GV kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi đối với từng HS, trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến hết tuần 27 SGK TV5 tập 2. - Nội dung kiểm tra : HS đọc đoạn văn thuộc chủ điểm đã học ở giữa HKII ( GV chọn đoạn văn trong SGK TV5, T2, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. GV nêu câu hỏi cho HS trả lời thuộc đoạn, bài văn mà HS vừa đọc. - GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : + Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( 1 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng câu ( 1 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ( 1 điểm ) 2. Đọc thầm và làm bài tập : ( 7 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D B D A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Câu 7 : HS xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ của câu được 1 điểm Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. CN VN Câu 8 : HS ghi đúng các ý sau được 1 điểm. - Các dấu phẩy in đậm có tác dụng ngăn cách các bộ phận trong cùng một chức vụ. Câu 9 : ( 0,5 điểm ) HS điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì một cây rầm sập xuống. Câu 10 : HS ghi đúng các ý sau được 1 điểm. - Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm lao vào đám cháy để cứu một gia đình thoát nạn.
  5. 3/ Chính tả : ( Nghe – viết ) ( 2,0 điểm ) - GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cây chuối mẹ” - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm. - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 8 lỗi ): 1 điểm. CÂY CHUỐI MẸ Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy. Theo Phạm Đình Ân 4/ Tập làm văn : ( 8,0 điểm ) * Mở bài: Học sinh nêu đúng mở bài của bài văn được: ( 1 điểm) * Thân bài: (4 điểm) - Học sinh nêu đúng nội dung của bài văn tả người được 1,5 điểm. - Học sinh trình bày được các kĩ năng được 1,5 điểm. - Học sinh nêu được cảm xúc của bài văn tả người được 1,0 điểm. * Kết bài: (1 điểm) - Chữ viết rõ ràng, trình bày đúng chính tả được 0,5 điểm. - Học sinh dùng từ đặt câu đúng được 0,5 điểm. - Bài văn có sáng tạo được 1,0 điểm.
  6. MA TRẬN GIỮA HỌC KÌ II Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc Số câu 1 2 1 1 1 5 1 1 hiểu văn Câu số 1 2, 9 3 10 4 bản Số điểm 0,5 1,0 0,5 1,0 0,5 2,5 1,0 Kiến Số câu 1 1 1 1 2 2 2 thức Câu số 5 7 6 8 tiếng Số điểm 0,5 1,0 1,0 1,0 1,5 2,0 Việt Tổng số câu 1 3 1 2 2 1 7 3 Tổng số điểm 0,5 1,5 0,5 2,0 1,5 1,0 4,0 3,0