Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 112 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái

doc 4 trang thungat 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 112 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_dia_ly_lop_11_ma_de_112_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Địa lý Lớp 11 - Mã đề 112 - Năm học 2020-2021 - Sở GD & ĐT Yên Bái

  1. SỞ GD&ĐT YÊN BÁI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRUNG TÂM GDTX TỈNH NĂM HỌC 2020-2021 (ĐỀ THI CHÍNH THỨC) Môn: Địa lý lớp 11 Thời gian 45 phút (Đề thi có 4 trang) (Không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 112 Họ, tên thí sinh: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Khó khăn chủ yếu nhất của dân cư Nhật Bản đối với phát triển kinh tế không phải là: A. tốc độ tăng dân số thấp và giảm dần. B. cơ cấu dân số già, trên 65 tuổi nhiều. C. phần lớn dân cư phân bố ven biển. D. tỉ suất tăng dân số tự nhiên rất nhỏ. Câu 2: Chiều dài đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài A. của các dòng sông trên lãnh thổ nước Nga. B. của đường bờ biển của Liên Bang Nga. C. của đường biên giới của Liên Bang Nga D. của đường biên giới và đường bờ biển của Liên Bang Nga Câu 3: .Có địa hình tương đối cao, xen lẫn các đồi thấp, đất màu mỡ là đặc điểm của A. Núi U-ran. B. Cao nguyên trung Xi-bia. C. Đồng bằng Tây Xi-bia. D. Đồng bằng Đông Âu. Câu 4: Lãnh thổ nước Nga không có kiểu khí hậu A. Ôn đới lục địa. B. Cận nhiệt. C. Cận cực giá lạnh. D. Ôn đới hải dương. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Nhật Bản? A. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới. B. Có vị trí cao trên thế giới về sản xuất thiết bị điện tử. C. Có sự phân bố rộng khắp và đồng đều trên lãnh thổ. D. Sản xuất mạnh tàu biển, người máy, ô tô, tivi. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu Nhật Bản? A. Phía nam có khí hậu cận nhiệt đới. B. Ở giữa có khí hậu ôn đới lục địa. C. Phía bắc có khí hậu ôn đới lạnh. D. Khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Câu 7: Cho bảng số liệu Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản Giai đoạn 1950-1954 1955-1959 1960-1964 1965-1969 1970-1973 Tăng GDP ( %) 18,8 13,1 15,6 13,7 7,8 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản qua các năm loại biểu đồ thích hợp nhất là A. biểu đồ đường B. biểu đồ tròn C. biểu đồ miền D. biểu đồ kết hợp Câu 8: Những ngành công nghiệp mà Liên Bang Nga hợp tác chủ yếu với Việt Nam (trước đây và hiện nay) là A. Điện tử - tin học, chế tạo máy. B. Luyện kim màu, đóng tàu biển. C. Thủy điện, dầu khí. D. Chế tạo máy,dệt –may. Trang 1/4 - Mã đề thi 112
  2. Câu 9: Cho bảng số liệu: GDP của Liên Bang Nga qua các năm Đơn vị: Tỉ USD Nhận xét nào sau đây là chính xác về GDP của LB Nga? A. tăng không đều. B. giảm đến năm 2000 sau đó tăng liên tục. C. tăng liên tục. D. giảm liên tục. Câu 10: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là A. Công nghiệp khai thác dầu khí B. Công nghiệp luyện kim. C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ. D. Công nghiệp quốc phòng. Câu 11: Về trữ lượng, các loại khoáng sản mà Liên bang Nga đứng đầu thế giới là A. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên. B. Than đá, quặng sắt, quặng kali. C. Khí tự nhiên, quặng sắt, quặng kali. D. Dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng sắt. Câu 12: Chức năng gắn kết Âu – Á thể hiện nội dung nào trong chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga? A. Nâng cao vị thế của Liên Bang Nga trên trường quốc tế. B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á. C. Tăng cường liên kết kinh tế khu vực. D. Tăng khả năng ảnh hưởng với các nước châu Á. Câu 13: Nhật Bản không phải là một đất nước có: A. có hàng ngàn đảo nhỏ gần bờ. B. giàu có tài nguyên khoáng sản. C. quần đảo, trải ra hình vòng cung. D. có 4 đảo lớn từ bắc xuống nam. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây cho thấy Liên Bang Nga là thành viên quan trọng trong Liên Bang Xô Viết trước đây: A. Sản lượng công- nông nghiệp của Liên Bang Nga chiếm trên 50% trong tổng sản phẩm toàn Liên bang Xô Viết. B. Liên Bang Nga là nước có diện tích lớn nhất so các nước trong Liên bang Xô Viết. C. Liên Bang Nga có nhiều nhà khoa học hơn so với các nước khác trong Liên bang Xô Viết. D. Vị trí Liên Bang Nga có ảnh hưởng lớn đến các nước khác trong Liên bang Xô Viết. Câu 15: Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là: A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 16: Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là: A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học. C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, đóng tàu Trang 2/4 - Mã đề thi 112
  3. Câu 17: Về mặt tự nhiên, gianh giới phân chia địa hình lãnh thổ nước Nga thành hai phần Đông và Tây là A. Sông Ô bi. B. Dãy núi Uran. C. Sông Lê na. D. Sông Ê – nít - xây. Câu 18: Các ngành công nghiệp nổi tiếng thế giới của Nhật Bản hiện nay là: A. chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng, dệt. C. chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 19: Đặc điểm nổi bật của dân cư Nhật Bản là: A. tập trung nhiều ở miền núi. B. dân số không đông. C. tốc độ gia tăng dân số cao. D. cơ cấu dân số già. Câu 20: Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Xi-bia? A. Đường sắt B. Hàng không C. Đường sông D. Đường biển Câu 21: Những năm 1973 – 1974, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm xuống nhanh, nguyên nhân là do: A. có nhiều động đất, sóng thần. B. khủng hoảng dầu mỏ thế giới. C. khủng hoảng tài chính thế giới. D. cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Câu 22: Đứng đầu thế giới về các ngành khoa học cơ bản là A. Pháp. B. Hoa Kỳ. C. Liên bang Nga. D. Nhật. Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đên sự biến động kinh tế đầy khó khăn của Liên Bang Nga đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là tác động của A. Tình trạng chuyển cư ồ ạt ra nước ngoài B. Sự khó khăn về tự nhiên C. Tình hình chính trị bất ổn định D. Bị các nước phương tây cô lập Câu 24: Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Câu 25: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho giao thông đường biển là ngành không thể thiếu được đối với Nhật Bản? A. Đường bờ biển dài, nhiều vịnh biển sâu. B. Đất nước quần đảo, có hàng nghìn đảo. C. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế. D. Hoạt động thương mại phát triển mạnh. Câu 26: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm, không phải do: A. diện tích dành cho trồng cây khác tăng lên. B. một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. C. mức tiêu thụ lúa gạo trên đầu người giảm. D. khí hậu cận nhiệt và ôn đới ít thích hợp. Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm 68% giá trị tổng sản phẩm trong nước. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng thứ tư thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Trang 3/4 - Mã đề thi 112
  4. Câu 28: Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản thường tạo nên: A. ngư trường nhiều cá. B. sóng thần dữ dội. C. động đất thường xuyên. D. bão lớn hàng năm. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29: Sự phân bố dân cư ở LB Nga sẽ dẫn đến những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Trang 4/4 - Mã đề thi 112