Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

doc 2 trang thungat 5970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoa_hoc_lop_11_ma_de_4002_hoc_ky_ii_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 11 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45phút; (không kể thời gian phát đề) ĐỀ THAM KHẢO Mã đề thi 4002 Họ và tên: Số báo danh: (Cho nguyên tử khối: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137, Pb=207) Câu 1: Cho các chất: C2H2, CH 3COOH, KCN, C 6H6, CH3Cl, C2H5OH, C 2H4. Số chất không phải hiđrocacbon là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 2: Phân tử metan không tan trong nước vì lí do cơ bản nào sau đây? A. Metan là chất khí. B. Phân tử metan không phân cực. C. Metan không có liên kết đôi. D. Phân tử khối của metan nhỏ. Câu 3: Anken X có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2. Công thức phân tử của X là: A. C4H8. B. C3H6. C. C2H4. D. C5H10. Câu 4: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính? A. CH3–CH2–CHBr–CH2Br. B. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br. C. CH3–CH2–CHBr–CH3. D. CH3–CH2–CH2–CH2Br. Câu 5: Hợp chất nào có thể là ankin? A. C4H4. B. C6H6. C. C8H8. D. C2H2. Câu 6: Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen? A. C8H10. B. C6H8. C. C8H10. D. C9H12. Câu 7: Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, thêm một ít bột sắt và lắc kỹ rồi để yên thấy hiện tượng? A. Chất lỏng phân thành 2 lớp, lớp trên có màu nâu, lớp dưới không màu. B. Màu nâu của brom không thay đổi và xuất hiện kết tủa. C. Chất lỏng phân thành 2 lớp, lớp trên không màu, lớp dưới có màu nâu. D. Màu nâu của brom nhạt đi và có khí không màu thoát ra. Câu 8: Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường? A. etilen. B. stiren. C. axetilen. D. benzen. Câu 9: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ chất X với axit HNO 3 đậm đặc, có mặt H2SO4 làm xúc tác. Chất X là: A. benzen. B. metyl benzen. C. Vinyl benzen. D. p-xilen. Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của benzen? A. Điều chế axetilen. B. Nguyên liệu chế tạo phẩm nhuộm C. Nguyên liệu chế tạo thuốc nổ TNT. D. Dùng trong công nghiệp dược phẩm. Câu 11: Cho các chất sau: CH2-OH OH OH CH3 (1) ; (2) OH ; (3) ; (4) ; (5) . Số chất thuộc loại ancol thơm là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 12: Dãy đồng đẳng của ancol etylic có công thức là: A. CnH2n + 2O. B. ROH. C. CnH2n + 1OH. D. CnH2n - 1OH. Câu 13: Bậc của ancol metylic là: A. bậc III. B. bậc II. C. bậc I. D. bậc 0. Câu 14: Ancol etylic không tác dụng với A. HCl. B. NaOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 15: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bọt. Thêm từ từ 4ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp. Hydrocacbon sinh ra trong ống nghiệm trên là: A. etilen.B. axetilen. C. propilen.D. metan. Trang 1/2 - Mã đề thi 4002
  2. Câu 16: Cho 0,2 mol ancol etylic tác dụng hết với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Gía trị của V là: A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12. Câu 17: Chất nào sau đây rất ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng? A. C2H5OH. B. C6H6. C. C6H5OH. D. NaOH. Câu 18: Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol (C6H5OH) là: A. kim loại Na, dung dịch NaCl. B. nước brom, axit axetic. C. dung dịch NaOH, andehit axetic. D. nước brom, dung dịch NaOH. Câu 19: Cho các chất: (1) CH3COOH, (2) C6H5–OH, (3) C6H5–CH2–OH, (4) C6H5–CH=CH2. Số chất thuộc loại phenol là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 20: Chất nào sau đây không thể là andehit? A. CH2O. B. C2H4O. C. C3H6O. D. C3H8O. Câu 21: Andehit nào sau đây có phân tử khối là 44đvC? A. andehit fomic. B. andehit benzoic. C. andehit acrylic. D. andehit axetic. Câu 22: Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất andehit axetic trong công nghiệp là A. etanol. B. etan. C. axetilen. D. etilen. Câu 23: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là: A. 49%. B. 40%. C. 50%. D. 38,07%. Câu 24: Axit acrylic có công thức là: A. C6H5COOH. B. CH3COOH. C. CH2=CHCOOH. D. CH2=C(CH3)COOH. Câu 25: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây? A. ZnO. B. CaCO3. C. MgCl2. D. NaOH. Câu 26: Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây? A. Etanol. B. Andehit axetic. C. Butan. D. Metanol. Câu 27: Cho 9 gam CH3COOH tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 8,2. B. 12,5. C. 12,3. D. 15,0. Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? 0 0 t H2SO4dac, t A. NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O. B. C2H5OH  C2H4 + H2O. CaO, t0 C. NaCl(rắn)+ H2SO4(đặc) NaHSO4+ HCl. D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn)  Na2CO3 + CH4. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 câu, 3,0 điểm) Câu 29: (1,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 0 Pd/PbCO3 , t a. C2H4(OH)2 + Cu(OH)2  b. C2H2 + H2  0 ¸nh s¸ng, 1:1 H2SO4 ®Æc, 170 C c. CH3CH3 + Cl2  d. CH3CH2OH  Câu 30: (1,0 điểm) Cho 7,2 gam andehit no, đơn chức, mạch hở X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 21,6 gam Ag. a. Tìm công thức phân tử của X. b. Viết công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của X. Câu 31: (0,5 điểm) Cho các chất sau: benzen, etilen, stiren, toluen, vinyl axetilen, metan, propilen. Có bao nhiêu chất làm nhạt màu nước brom ? Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 32: (0,5 điểm) Cho 10 gam hỗn hợp X gồm andehit fomic và axit metanoic tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 99,36 gam bạc. a. Viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Tính thành phần trăm về khối lượng HCHO trong hỗn hợp X. Trang 2/2 - Mã đề thi 4002