Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2017_2018_truo.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thanh Am (Có ma trận và đáp án)
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài : 45 phút Ngày 11 tháng 12 năm 2017 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra- đánh giá nhận thức của học sinh về : - Nhận biết về đặc điểm tự nhiên:vị trí, địa hình, khí hậu của khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á. - Hiểu được sự phát triển các ngành kinh tế của các khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á. - Giải thích được những nguyên nhân làm cho sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, so sánh - Kĩ năng tư duy tổng hợp 3. Thái độ: - Ý thức tự giác học tập - Yêu thích môn học địa lí - Nghiêm túc làm bài kiểm tra 4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, trình bày , tự học. - Năng lực tinh toán, năng lực sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 1 1 1 3 KV Tây Nam Á 0,5đ 3đ 0,5đ 4đ Chủ đề 2 1 1 2 KV Nam Á 2đ 2đ 4đ Chủ đề 3 1 1 2 4 KV Đông Á 0,5đ 0,5đ 1đ 2đ Tổng 3 3 2 1 9 4đ 3đ 1đ 2đ 10đ Tỉ lệ phần trăm 40% 30% 10% 20% III. NỘI DUNG ĐỀ (đính kèm trang sau) IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM(đính kèm trang sau)
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2017 – 2018 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày11 tháng 12 năm 2017 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy chọn và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra Câu 1. Tây Nam Á nằm hoàn toàn ở A. Bán cầu Tây B. Bán cầu Tây, nửa cầu Bắc C. Nửa cầu Bắc D. Bán cầu Đông Câu 2. Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ khí đốt của thế giới. A. 50% B. 55% C. 60% D. 65% Câu 3. Với bản đồ chính trị của châu Á , quốc gia có diện tích lớn nhất là: A. Pa- kix- tan B. Băng la đet C. Ấn Độ D. Nê pan Câu 4. Cuộc “ Cách mạng trắng” xảy ra trong ngành kinh tế nào của Ấn Độ? A Công nghệ thông tin B. Khai thac dầu khí C. Chăn nuôi lấy sữa D. Luyện kim Câu 5.Về lãnh thổ Trung Quốc là một trong các quốc gia lớn nhất trên Trái Đất. So với Liên bang Nga , Ca na da và Hoa Kì , Trung Quốc có diện tích đứng hàng: A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba . D. Thứ tư Câu 6. Ở khu vực Đông Á quốc gia và lãnh thổ có nền công nghiệp mới phát triển được gọi là “con rồng Châu Á” là: A. Trung Quốc B. Hàn Quốc C. CHDC Triều Tiên D. Đài Loan PHẦN 2 : TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 (2 điểm):Trình bày đặc điểm các miền địa hình chính ở khu vực Nam Á? Câu 2 (3điểm): Vị trí của khu vực Tây Nam Á có ảnh hưởng như thế nào tới sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây? Câu 3 (2 điểm). Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%) Các ngành kinh tế 1999 2001 Nông-Lâm-Thủy sản 27,7 25,0 Công nghiệp – Xây dựng 26,3 27,0 Dịch vụ 46,0 48,0 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ năm 1999 và năm 2001. b. Rút ra nhận xét sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017-2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : ĐỊA LÍ 8 ĐỀ SỐ 1 Ngày 11 tháng 12 năm 2017 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Một câu trả lời đúng = 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A,B C C C B,D * Chú ý: Với những câu trắc nghiệm có 2 đáp án đúng - Nếu học sinh trả lời sai hoặc thiếu , thừa 1 đáp án thì không được điểm PHẦN II: TỰ LUẬN: ( 7 ĐIỂM) Câu hỏi Nội dung Số điểm Câu 1 (2 đ) Nam Á có mấy miền địa hình chính, nêu đặc điểm các miền địa hình * Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau là núi cao, đồng bằng và 0,5đ sơn nguyên: - Phía bắc là hệ thống núi Hymalaya cao, đồ sộ, chạy theo hướng 0,5đ tây bắc – đông nam, dài gần 2600km, rộng trung bình 320 – 400 km. -Ở giữa là đồng bằng Ấn- Hằng, rộng và bằng phảng, dài hơn 0,5đ 3000 km, rộng trung bình 250 – 350 km. - Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đôi thấp và bằng phẳng 0,5đ với 2 rìa được nâng cao thành dãy Gát Tây và Gát Đông Câu 2 (3đ) Vị trí của khu vực Tây Nam Á có ảnh hưởng như thế nào tới sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây - Xảy ra các cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc 0,5đ - Nhiều thế lực khác nhằm chiếm đoạt nguồn lợi khoáng sản giàu có 0,5đ - Gây ra sự mất ổn định về chính trị 0,5đ - Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước 0,5đ trong khu vực. Câu 3 (2đ) Vẽ biểu đồ - Tên biểu đồ 0,5đ - Có đủ 2 năm tương ứng với 2 hình tròn (năm 1999 và năm 0,5đ 2001); số liệu có đóng khung và kèm theo đơn vị; kí hiệu, chú giải, tỉ lệ chính xác. * Nhận xét - Tỉ trọng của các thành phần trong cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có 0,25đ xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông- lâm- thủy sản; tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. +Tỉ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 27,7% (năm 1999) 0,25đ xuống còn 25,0% (năm 2001); giảm 2,7 %. +Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 26,3% (năm 0,25đ 1999) lên 27,0% (năm 2001); tăng 0,3%.
- +Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế và cũng có 0,25đ xu hướng tăng về tỉ trọng, từ 46,0% (năm 1999) lên 48,0% (năm 2001); tăng 2,0%. BGH TỔ CM NHÓM CM Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Trần Thị Linh
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2017 – 2018 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 2 Ngày 11 tháng 12 năm 2017 I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy chọn và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra Câu 1. Quốc gia nào sau đây nằm trong nhóm những nước công nghiệp mới? A. Thái Lan B. Hàn Quốc C. Nhật Bản D. Trung Quốc Câu 2. Những nước tỉ trọng thấp và tỉ trọng .cao trong cơ cấu GDP thì có GDP/người cao. A. Dịch vụ - nông nghiệp B. Công nghiệp - nông nghiệp C. Nông nghiệp – dịch vụ D. Dịch vụ - công nghiệp Câu 3. Từ bắc xuống nam, Nam Á gồm các miền địa hình chính: A. Núi cao – Sơn nguyên – Đồng bằng B. Sơn nguyên- Núi cao- Đồng bằng C. Núi cao – Đồng bằng – Sơn nguyên D. Sơn nguyên- Đồng bằng – Núi cao Câu 4. Đồng bằng Lưỡng Hà ở khu vực Tây Nam Á do hai con sông nào bồi đắp: A. S. Ấn và S. Hằng B. S. Ti-grơ và S. Ơ-phrat C. S. Trường Giang và S. Hoàng Hà D. S. Ơ-phrat Câu 5. Cuộc “ Cách mạng trắng” xảy ra trong ngành kinh tế nào của Ấn Độ? A Công nghệ thông tin B. Khai thac dầu khí C. Chăn nuôi lấy sữa D. Luyện kim Câu 6. Ở khu vực Đông Á quốc gia và lãnh thổ có nền công nghiệp mới phát triển được gọi là “con rồng Châu Á” là: A. Trung Quốc B. Hàn Quốc C. Đài Loan D. CHDC Triều Tiên PHẦN 2 : TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày vị trí địa lí của khu vực Nam Á? Câu 2 (3điểm): Vị trí của khu vực Tây Nam Á có ảnh hưởng như thế nào tới sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây? Câu 3 (2 điểm). Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%) Các ngành kinh tế 1999 2001 Nông-Lâm-Thủy sản 27,7 25,0 Công nghiệp – Xây dựng 26,3 27,0 Dịch vụ 46,0 48,0 a.Vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ năm 1999 và năm 2001 b. Rút ra nhận xét sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017-2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : ĐỊA LÍ 8 ĐỀ SỐ 2 Ngày 11 tháng 12 năm 2017 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Một câu trả lời đúng = 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C B,D C B,C * Chú ý: Với những câu trắc nghiệm có 2 đáp án đúng - Nếu học sinh trả lời sai hoặc thiếu , thừa 1 đáp án đúng trừ 0,5 đ PHẦN II: TỰ LUẬN: ( 7 ĐIỂM) Câu hỏi Nội dung Số điểm Câu 1 (2đ) Trình bày vị trí địa lí của khu vực Nam Á - Nằm ở rìa phía nam của lục địa Á- Âu 0,5đ + Tiếp giáp 0,5đ + Phía Nam là sơn nguyên Đê-can thấp và bằng phẳng 2 rìa là dãy Gát Tây và Gát Đông 0,5đ + ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng chạy từ biển 0,5đ A-rap đến vịnh Ben-gan Câu 2 (3đ) Vị trí của khu vực Tây Nam Á có ảnh hưởng như thế nào tới sự mất ổn định của khu vực trong nhiều năm gần đây - Xảy ra các cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc 0,5đ - Nhiều thế lực khác nhằm chiếm đoạt nguồn lợi khoáng sản giàu 0,5đ có 0,5đ - Gây ra sự mất ổn định về chính trị - Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước 0,5đ trong khu vực. Câu 3 (2đ) Vẽ biểu đồ - Tên biểu đồ 0,5đ - Có đủ 2 năm tương ứng với 2 hình tròn (năm 1999 và năm 0,5đ 2001); số liệu có đóng khung và kèm theo đơn vị; kí hiệu, chú giải, tỉ lệ chính xác. * Nhận xét - Tỉ trọng của các thành phần trong cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông- lâm- thủy sản; tăng tỉ trọng 0,25đ ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ. +Tỉ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm từ 27,7% (năm 1999) 0,25đ xuống còn 25,0% (năm 2001); giảm 2,7 %. +Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 26,3% (năm 1999) lên 27,0% (năm 2001); tăng 0,3%. 0,25đ +Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế và cũng có 0,25đ xu hướng tăng về tỉ trọng, từ 46,0% (năm 1999) lên 48,0% (năm 2001); tăng 2,0%.
- BGH TỔ CM NHÓM CM Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Lương Trần Thị Linh