Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 614 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 2 trang thungat 5450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 614 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_11_ma_de_614_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 614 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 614 (Đề thi có 2 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại (1885-1905) ở Ấn Độ là A. chuyển từ đấu tranh ôn hòa sang đấu tranh chính trị. B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang . C. đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh ôn hòa. D. đấu tranh ôn hòa, yêu cầu thực dân Anh thực hiện cải cách. Câu 2. Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là A. cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng dân chủ tư sản triệt để. Câu 3. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên nhằm duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Liên hợp quốc. B. Hội Quốc liên. C. Khối Liên minh. D. Liên minh châu Âu. Câu 4. Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là khởi nghĩa A. Thái bình Thiên quốc. B. Trần Thắng, Ngô Quảng. C. Lý Tự Thành. D. Hoàng Sào. Câu 5. Sự kiện nào mở đầu Cách mạng tháng Hai năm1917 ở Nga? A. Quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông. B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị. C. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. D. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình. Câu 6. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược A. Trung Quốc, Đài Loan, Pháp. B. Nga, Đức, Trung Quốc. C. Đài Loan, Trung Quốc, Nga. D. Nga, Đài Loan, Mĩ. Câu 7. Chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc được thành lập vào tháng 8-1905 là A. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội. B. Trung Quốc Đồng minh hội. C. Trung Quốc Liên minh hội. D. Trung Quốc Quang phục hội. Câu 8. Đâu không phải là nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa ở Đông Dương cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Thiếu tổ chức mạnh. B. Thiếu đường lối đúng. C. Đều mang tính tự phát. D. Lực lượng đông đảo. Câu 9. Khi nước Đức lâm vào khủng hoảng kinh tế (1929-1933), Đảng Quốc xã đề ra chủ trương A. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. B. cải cách kinh tế - xã hội, ráo riết chạy đua vũ trang. C. thành lập Mặt trận nhân dân để đoàn kết lực lượng, xây dựng đất nước. D. đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất ở trong nước. Câu 10. Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vec-xai – Oasinhtơn được thiết lập sau khi A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. C. Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trang 1/2 – Mã đề 614
  2. Câu 11. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới vì A. làm cho chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống trên thế giới. B. chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc suy yếu và thất bại hoàn toàn. C. dẫn đến sự ra đời Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. D. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới. Câu 12. Đầu thế kỉ XX, dấu hiệu nào chứng tỏ quan hệ quốc tế ở châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành hai khối quân sự đối đầu. B. Sự tập trung lực lượng ở biên giới của nhau. C. Sự hình thành các liên minh chính trị đối đầu. D. Sự hình thành các khối, liên minh kinh tế. Câu 13. Những nước tham gia phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) A. Mĩ, Đức, Nga. B. Anh, Pháp, Đức. C. Anh, Pháp, Mĩ. D. Anh, Pháp, Nga. Câu 14. Sự kiện nào mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức? A. Năm 1919, Đảng Quốc Xã được thành lập. B. Năm 1933, Hin – đen – bua làm Tổng thống. C. Năm 1933, Hít-le làm Thủ tướng nước Đức. D. Năm 1932, sản xuất công nghiệp Đức giảm 47%. Câu 15. Mâu thẫn chủ yếu trong xã hội Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX là giữa A. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ. B. giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. C. toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh. D. thực dân Anh với giai cấp tư sản. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Trình bày nguyên nhân của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Câu 2. (3.0 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. HẾT Trang 2/2 – Mã đề 614