Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_11_ma_de_615_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
- KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 QUẢNG NAM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 615 (Đề thi có 2 trang) A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tập trung chủ yếu ở vấn đề A. vũ khí. B. quân sự. C. kinh tế. D. thuộc địa. Câu 2. Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là A. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. B. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh. C. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước. D. chiến tranh giải phóng dân tộc. Câu 3. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức đại diện cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng A. dân chủ tư sản. B. phong kiến. C. tiểu tư sản. D. vô sản. Câu 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra đầu tiên ở nước A. Đức. B. Mĩ. C. Anh. D. Nhật. Câu 5. Hình thức đấu tranh chủ yếu của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. khởi nghĩa vũ trang rồi chuyển sang đấu tranh chính trị. B. biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. C. bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. D. tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang. Câu 6. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là A. Chủ nghĩa dân tộc. B. Chủ nghĩa Mác – Lênin. C. Chủ nghĩa nước lớn. D. Học thuyết Tam dân. Câu 7. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là A. khủng hoảng kinh tế thiếu. B. khủng hoảng chính trị. C. khủng hoảng kinh tế thừa. D. khủng hoảng năng lượng. Câu 8. Điểm khác biệt trong mục tiêu đấu tranh của phái “cấp tiến” so với phái “ôn hòa” ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. đấu tranh vì quyền lợi chính trị của giai cấp tư sản. B. lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập dân chủ. C. đấu tranh vì quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản. D. tuyên truyền ý thức dân tộc, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách. Câu 9. Đâu không phải là hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Đức? A. Nhà máy, xí nghiệp đóng cửa, nạn thất nghiệp ngày càng nghiêm trọng. B. Đảng Xã hội dân chủ hợp tác với Đảng Cộng sản chống chủ nghĩa phát xít. C. Nền sản xuất công nghiệp giảm sút so với những năm trước khủng hoảng. D. Mâu thuẫn xã hội và phong trào cách mạng của quần chúng phát triển. Câu 10. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa đế quốc A. cho vay nặng lãi. B. thực dân. C. của những tờ-rớt. D. quân phiệt hiếu chiến. Trang 1/2 – Mã đề 615
- Câu 11. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh thế giới. B. không muốn chiến tranh lan sang nước mình. C. muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. D. chưa đủ tiềm lực mọi mặt để tham gia chiến tranh. Câu 12. Khẩu hiệu "Ấn Độ của người Ấn Độ" xuất hiện trong phong trào nào ? A. Đấu tranh đòi thả Ti-lắc. B. Đấu tranh của công nhân Bom-bay. C. Chống đạo luật chia cắt Ben –gan. D. Khởi nghĩa Xi-Pay. Câu 13. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô năm 1933 xuất phát từ A. lợi ích của nước Mĩ. B. lợi ích của cả hai nước. C. việc muốn cải thiện quan hệ hai nước. D. việc muốn xây dựng một thế giới hòa bình. Câu 14. Sau cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng A. sức mạnh chính trị . B. sức mạnh quân sự. C. truyền thống văn hóa. D. sức mạnh kinh tế. Câu 15. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) được gọi là A. trật tự thế giới đa cực. B. trật tự thế giới đơn cực. C. hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. D. trật tự hai cực Ianta. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. Câu 2. (3.0 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 về: tổ chức lãnh đạo, học thuyết cách mạng, tính chất, mục tiêu. Vai trò của Lê – nin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. HẾT Trang 2/2 – Mã đề 615