Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Sốp Cộp (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Sốp Cộp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_12_truong_thpt_sop_cop.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Trường THPT Sốp Cộp (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT SƠN LA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT SỐP CỘP Môn: Lịch sử lớp 12 Thời gian làm bài: 45' I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nắm được những kiến thức quan trọng đã được học trong học kì I: Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến 2000; Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1950. - So sánh được tình hình kinh tế của các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. - So sánh được những chính sách và biến đổi của xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. - Lí giải, nhận xét được quan điểm cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: tái hiện kiến thức, trình bày vấn đề, giải thích, so sánh, đánh giá, bày tỏ quan điểm về các vấn đề lịch sử 3. Thái độ Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn khi làm bài kiểm tra. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: Trắc nghiệm (70%) và tự luận (30%) - 1 -
- III. THIẾT LẬP MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng Vận dụng cao thấp TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ Lịch sử thế giới 5 câu 4 câu 9 câu hiện đại từ năm 1,25đ 1đ 2,25đ 1945 đến năm 2000 Việt Nam từ năm 2 câu 1 câu 3 câu 1919 đến năm 0,5đ 0,25đ 0,75đ 1930 Việt Nam từ năm 1/2 câu 4 câu 1/2 câu 5 câu 1930 đến năm 1đ 1đ 2đ 4đ 1945 Nước Việt Nam 5 câu 4 câu 9 câu dân chủ cộng hoà 1,25đ 1đ 2,25đ từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 Những năm đầu 3 câu 3 câu của cuộc kháng 0,75đ 0,75đ chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Cộng 12 câu 1/2 câu + 16 câu 1/2 câu 29 câu 3đ 5đ 2đ 10đ - 2 -
- IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI 1. Phần câu hỏi trắc nghiệm (7đ) Câu 1: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất. B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở VN. D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác? A. Công hội (bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu. B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn. C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng. D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc. Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Gửi yêu sách đến hội nghị Vecxay. B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 4: Từ thập niên 60,70 của thế kỉ XX trở đi nhóm các nước sáng lập ASEAN đã tiến hành A. công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo. B. công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. C. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. D. dẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. Câu 5. Dưới đây là những sự kiện được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh 1. Tổ chức hiệp ước Vacsava. 2. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập. 3. Tổ chức hiệp ước Đại Tây Dương. 4. Kế hoạch Macsan ra đời. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 1,2,3,4 B. 4,2,3,1 C. 4,3,2,1 D. 1,3,2,4 Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là - 3 -
- A. cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi. B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C. công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. D. tạo ra công cụ sản xuất mới. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá? A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp. B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội. C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước. D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn. Câu 8: Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì? A. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc. C.Hòa với Trung hoa Dân quốc để đánh Pháp. D. Đánh Pháp, Trung Hoa Dân quốc kiên quyết bảo vệ nền độc lập. Câu 9: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. thành lập “Nha bình dân học vụ”. B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”. C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”. D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước. Câu 10: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào? A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. B. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng. C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối. - 4 -
- D. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật. Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng Minh? A. Quân Anh, quân Mĩ B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc C. Quân Anh, quân Pháp D. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh Câu 12. Nội dung thứ hai của Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946 mà Chính phủ ta kí với Pháp là gì? A. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật, và số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. B. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ, Nghị viện, quân đội và Tài chính riêng là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. C. Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam. D. Tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức. Câu 13: Theo thoả thuận tại Hội nghị I-an-ta, miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu sẽ do quân đội nước nào chiếm đóng? A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Nga - Nhật. C. Anh, Pháp, Nga. D. Mĩ, Liên Xô, Nga. Câu 14: Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu được xem là A. sự sụp đổ của những cải cách nửa vời. B. sự sụp đổ của chế độ XHCN. - 5 -
- C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm. D. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học. Câu 15: Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc chiến tranh lạnh là A. sự ra đời của "Kế hoạch Macsan". B. sự ra đời của "Học thuyết Truman". C. Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Vacsava. Câu 16: Tác động tiêu cực về mặt xã hội của xu thế toàn cầu hoá là gì? A. Gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp về tư tưởng. B. Gia tăng khoảng cách giàu ngèo. C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp. D. Gia tăng dân số. Câu 17: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ trào cách mạng 1930- 1931? A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực. B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. Câu 18: Luận cương chính trị (10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là A. đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai. B. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. - 6 -
- C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. D. đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng. Câu 19: Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân. B. Đã đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến tay sai. C. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước. D. Đã thiết lập được một chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân. Câu 20: Mặt trận Việt Minh là tên gọi tắt của tổ chức nào? A. Đội cứu quốc dân. B. Việt Nam độc lập Đồng minh. C. Mặt trận dân chủ Đông Dương. D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 21: Hai căn cứ địa cách mạng đầu tiên của ta được đặt ở đâu? A. Vũ Lăng - Đình Bảng, Bắc Sơn B. Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao Bằng. C. Phay Khắt - Nà Ngần, Tuyên Quang. D. Chợ Rạng - Đô Lương, Nghệ An. Câu 22: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có nội dung cơ bản là A. kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa. B. kêu gọi nhân dân đứng dậy khởi nghĩa. C. phát động cao trào “kháng Nhật cứu nước”. D. phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 23: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là: A.Toàn dân, toàn diện. B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN. - 7 -
- D.Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh. Câu 24: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” Câu văn trên trích trong văn bản nào? A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Tuyên ngôn độc lập. C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. Câu 25: Ý nghĩa nào là quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1936 - 1939? A. Chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng trưởng thành. B. Cuộc tập dượt tiếp theo chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng tám sau này. C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. D. Một bộ phận cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai. Câu 26: Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? A. Xây dựng chính quyền cách mạng B. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính C. Giải quyết nạ ngoại xâm và nội phản D. Xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính Câu 27: Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạnh tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. thành lập “Nha bình dân học vụ”. B. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”. C. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”. D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trên cả nước. Câu 28: Hành động khiêu khích nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước, tiến công quân ta là hành động nào? A. Khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn. - 8 -
- B. Chiếm đóng trái phép ở Đà Nẵng, Hải Dương. C. Gửi tối hậu thư đòi ta trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. D. Pháp tiến đánh các vùng tự do của ta ở Nam bộ và Nam Trung Bộ. 2. Phần câu hỏi tự luận (3đ) Em hãy phân tích những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất quyết định thành công của cuộc cách mạng? lí giải tại sao? - 9 -
- ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 1. Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B D B A B B A C D A D A A D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B B C B D B B C B A B D D C 2. Phần câu hỏi tự luận Đáp án Thang điểm * Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945: - Nguyên nhân chủ quan: + DTVN vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất 0,25đ của nhân dân ta. + Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu (đã đề 0,25đ ra đường lối lãnh đạo CM đúng đắn dựa trên cơ sở CNM-Lê nin vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh VN) + Nhờ quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh, chớp 0,25đ đúng thời cơ, sự nhất trí đồng lòng và quyết tâm giành độc lập tự do của nhân dân ta. - Nguyên nhân khách quan: Chiến thắng của LX và quân đồng minh tiêu diệt phát 0,25đ xít Đức và quân phiệt Nhật, tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi. * Vận dụng: - Nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất, trong nguyên nhân chủ quan thì 0,5đ nguyên nhân thứ 2: Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Chủ tịch HCM đứng đầu là nguyên nhân quyết định đến thắng lợi của cách mạng. - Vì: + Những nguyên nhân chủ quan còn lại, trong bất cứ cuộc đấu tranh nào của nhân 0,5đ dân ta trước đó đều có, nhưng nguyên nhân thất bại chung của các phong trào đấu tranh đều do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn. + Từ khi Đảng ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đặt dưới sự lãnh đạo 0,5đ sáng suốt, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo, qua các cuộc tập dượt của các cao trào cách mạng. + Việc vận dụng và kết hợp sáng tạo chue nghĩa Mac-Lênin vào hoàn cảnh thực tế 0,5đ của nước ta, chứng tỏ sự nhìn nhận đúng đắn con đường và sách lược cứu nước của Hồ Chí Minh. - 10 -
- - 11 -