Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_6_ma_de_2_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Mã đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS THANHAM ĐỀ THI HỌC KÌ I Năm học 2018- 2019 Đề chính thức MÔN LỊCH SỬ 6 Mã đề thi số 02 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm (5 điểm): Dùng bút chì tô kín vào đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Cây lương thực chính của cư dân Văn Lang là A. cây lúa nước. B. cây dâu. C. cây ăn quả. D. khoai, đậu, cà, bầu, bí. Câu 2: Nước ta là một trong những quê hương của A. cây lúa mạch. B. cây lúa nước. C. cây khoai lang. D. cây ngô. Câu 3: Văn hóa Đông Sơn là văn hóa của vùng nào? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ. C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Câu 4: Kinh đô nước Văn Lang ở A. Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội). B. Luy Lâu ( Thuận Thành- Bắc Ninh). C. Bạch Hạc ( Việt Trì- Phú Thọ). D. Thăng Long ( Hà Nội). Câu 5: Kim loại đầu tiên được người nguyên thủy dùng là A. thép. B. gang. C. sắt. D. đồng. Câu 6: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên họat động gì của nhân dân ta thời kì Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Phát triển sản xuất. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 7: Những công cụ được các nhà khảo cổ học phát hiện ở các di chỉ Phùng Nguyên ( Phú Thọ), Hoa Lộc ( Thanh Hóa) cách đây 4000-3500 năm là A. những chiếc răng của người tối cổ. B. những túp lều lợp bằng cỏ, lá cây. C. những mảnh đá được ghè đẽo thô sơ. D. những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ có hình dáng cân xứng. Câu 8: Người nguyên thủy phát minh ra thuật luyện kim thông qua A. quá trình đi tìm đá chế tác công cụ. B. quá trình nung gốm. C. quá trình chế tác đá làm công cụ. D. quá trình khai phá đất. Câu 9: Thời kì văn hóa Đông Sơn trên đất nước ta, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu A. đá. B. gốm. C. sắt. D. đồng Câu 10: Nhà nước Văn Lang được chia thành A. 12 bộ. B. 15 bộ. C. 13 bộ D. 14 bộ. Câu 11: Nghề nông trồng lúa ra đời có ý nghĩa gì? A. Cuộc sống của con người dần ổn định hơn và sinh sống lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn. B. Đồ đồng cứng hơn có thể thay thế công cụ bằng đá. C. Đúc được nhiều loại công cụ, dụng cụ khác nhau. D. Thuật luyện kim ra đời. Câu 12: Dấu tích khảo cổ nào chứng tỏ người Phùng Nguyên- Hoa Lộc đã biết luyện kim? A. Những lớp vỏ sò dày. B. Dấu vết thóc gạo cháy. C. Những cục xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. D. Những mảnh gốm đồ trang sức.
  2. Câu 13: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Con người tìm ra thuật luyện kim. B. Cần phải trị thủy để phát triển sản xuất, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, xung đột giữa các bộ lạc xảy ra. C. Con người tự trồng trọt và chăn nuôi. D. Xuất hiện nhiều các công cụ lao động bằng đá. Câu 14: Trong hoạt động kinh tế của người Việt Cổ thời kì dựng nước Văn Lang- Âu Lạc, ngoài nông nghiệp còn xuất hiện thêm A. công nghiệp. B. ngoại thương. C. thương nghiệp. D. thủ công ngiệp. Câu 15: Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là A. xe ngựa. B. thuyền. C. xe kéo. D. xe đạp. Câu 16: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ VII TCN. B. Thế kỉ IV TCN. C. Thế kỉ VI TCN. D. Thế kỉ III TCN. Câu 17: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là A. nhà làm bằng đất. B. nhà làm bằng đất sét trộn rơm. C. nhà lợp mái ngói. D. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa Câu 18: Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên nước ta và cả nước ngoài đã khẳng định A. tín ngưỡng của người Việt cổ là thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, đất, nước B. nhà ở của cư dân Văn Lang là nhà ngói, xung quanh có tường rào bao bọc. C. trình độ phát triển kĩ thuật luyện kim đồng thau của cư dân Văn Lang. D. các nhạc cụ của người Việt thường dùng trong các lễ hội là trống đồng, chiêng, khèn Câu 19: Chế độ xã hội mà ở đó người đàn ông giữ vai trò quyết định là A. chế độ phụ hệ. B. chế độ độc quyền. C. chế độ mẫu hệ. D. chế độ gia trưởng. Câu 20: Thức ăn hàng ngày của cư dân Văn Lang là A. hải sản. B. sơn hào, hải vị. C. cơm nếp, cơm tẻ, rau, quả, thịt, cá. D. ngô, khoai, sắn. II. Phần tự luận: (5 điểm) Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1 ( 3 điểm) a. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên này. b. Để nhắc nhở thế hệ trẻ phải có trách nhiệm xây dựng đất nước, Bác Hồ từng nói: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Là học sinh, em sẽ làm gì để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn? Câu 2 ( 2 điểm) Trình bày những nét chính, trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang qua lễ hội, tín ngưỡng. HẾT
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2018-2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề chính thức MÔN LỊCH SỬ 6 Mã đề số 02. Thời gian: 45 phút. I.Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B C C D A D B D B A C B D B A D C A C II. Tự luận: (5 điểm) Câu Đáp án Điểm Hùng Vương 0,5 Lạc hầu- Lạc tướng Câu 1 (trung ương) (3 điểm) Lạc hầu Lạc hầu (bộ) (bộ) 0,5 Bồ chính Bồ chính Bồ chính 0,5 (chiềng, chạ) (chiềng, chạ) (chiềng, chạ) Nhận xét bộ máy nhà nước: 0,25 - Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội - Tổ chức nhà nước còn đơn giản, sơ khai nhưng đã đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì xây 0,25 dựng đất nước. Học sinh trả lời ý kiến của cá nhân ( gợi ý: học tập, tu dưỡng đạo đức, để góp phần 1 xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.) Câu 2 * Đời sống tinh thần ( 2 điểm) - Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ ( sự phân biệt 0.5 giữa các tầng lớp chưa sâu sắc) - Tổ chức lễ hội, vui chơi nhảy múa, đua thuyền. 0.5 - Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời (các lực lượng siêu nhiên), thờ cúng tổ 0.5 tiên Người chết được chôn trong thạp, bình và có đồ trang sức. => Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện vào nhau tạo nên tình cảm cộng đồng 0.5 trong con người Văn lang (Cơ sở của tình yêu nước – một truyền thống quý báu của dân tộc ta). BGH kí duyệt Tổ - Nhóm CM Người ra đề Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Thu Huyền Đặng Thị Thu Huyền