Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Ngữ văn lớp 10 Năm học: 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn ngữ văn. -Đánh giá năng lực nhận biết ,thông hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức tự luận. II.HÌNH THỨC KIỂM TRA :Tự luận . III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Vận dụng Cộng NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I. Một đoạn trích/ - Nhận diện - Khái quát chủ - Nhận xét/ Đọc văn bản văn học phong cách đề/ nội dung đánh giá về hiểu (nhật dụng) hoàn ngôn ngữ của chính/ mục đích, tư tưởng / chỉnh văn bản; mà văn bản đề quan điểm/ - Nhận diện cập tình cảm nội dung từ - Hiểu được /thái độ ngữ, hình quan điểm/ tư của tác giả ảnh, có tưởng, thái độ thể hiện mặt trong của tác giả. trong văn văn bản. - Hiểu được ý bản. nghĩa/ tác dụng - Trình bày của chi tiết/ hình quan điểm ảnh. của bản thân về vấn đề tác giả đã nêu trong văn bản. Số câu hỏi 2 1 1 4 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 điểm Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. 1. NLXH Nội dung cần Hiểu được tác Rút ra bài Tạo lập Làm Một câu văn hay nghị luận dụng hoặc tác học về tư đoạn văn văn một nội dung ý hại của một vấn tưởng/nhận NLXH nghĩa trong văn đề trong đời thức. hoàn chỉnh bản đọc – hiểu sống. khoảng 200 chữ Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 2.0 điểm Tỉ lệ 5% 5% 5% 5% 20%
  2. 2. NLVH - Nhận biết - Giá trị nội - Nhận xét/ Viết bài Đoạn trích văn chung về tác dung, giá trị đánh giá về văn nghị học Việt Nam giả, tác nghệ thuật của tư tưởng/ luận văn hiện đại đã học phẩm/đoạn tác phẩm/đoạn quan điểm/ học hoàn trong chương trích. trích. tình cảm chỉnh trình Ngữ văn 10 - Hiểu được ý /thái độ nghĩa hình tượng của tác giả trong tác phẩm/ thể hiện trích. trong tác - Hiểu được phẩm/ đoạn quan điểm/ tư trích. tưởng, tình cảm, - Nhận xét thái độ của tác về một giá giả. trị nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích. - Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức. Số câu hỏi 1 1 Số điểm 1.5 1.5 0.5 1.5 5.0 điểm Tỉ lệ 15% 15% 5% 15% 50% Tổng số câu hỏi 2 1 1 2 6 Tổng số điểm 3.0 3.0 2.0 2.0 10.0 điểm Tỉ lệ 30% 30% 20% 20% 100% IV. ĐỀ BÀI: I.Đọc hiểu: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."
  3. (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm) Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? (0.5 điểm) Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"? (1.0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? (1.0 điểm) II.Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn khoảng ( 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.” ( “Cảnh ngày hè”, Trang 118, Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD, 2006) HẾT V. ĐÁP ÁN: Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm): Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5 2 Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ 0.5 sống tốt. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh"? 3 Bởi vì: khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ 1.0 nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh 4 Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống? 1.0 - Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
  4. - Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực - Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. Tổng điểm 3.0 Phần II. Làm văn (7.0 điểm): 1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu cụ thể: Câu Nội dung Điểm Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) 1 trình bày suy nghĩ của mình về vấn đè Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận. 0.25 b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử 0.25 thách. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vấn đề nghị luận. Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. * Phân tích vấn đề: - Giải thích: Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. - Bàn luận ý nghĩa của việc sống bản lĩnh + Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. 1.0 + Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay. + Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. - Bình luận, mở rộng + Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai. - Bài học nhận thức và hành động - Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được
  5. tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường. * Kết luận: Cuộc đời sẽ đẹp và giàu ý nghĩa khi tuổi trẻ biết sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. d) Sáng tạo. Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình 0.25 ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. 0.25 Tổng điểm 2.0 Câu Nội dung Điểm 2 Cảm nhận bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài 0.5 triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày 0.5 hè” của Nguyễn Trãi. c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp: * Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. (0.5đ) Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và sơ lược bài thơ “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. * Cảm nhận và phân tích: Bức tranh thiên nhiên ngày hè: (1.0đ) - Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn, cùng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã đón nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác + Các hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hoa sen. 3.0 + Âm thanh: tiếng ve. + Mùi hương: của hoa sen. -Nghệ thuật: + Các động từ: đùn đùn, phun + tính từ tiễn. + Hình ảnh gần gũi, dân dã với cuộc sống. -Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa hè ở thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét và màu sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, khiến chúng phải “giương lên”,
  6. “phun” ra hết lớp này đến lớp khác. Bức tranh cuộc sống sinh hoạt và tấm lòng với dân, với nước.(1.0đ) - Hướng về cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân: + Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ –> cuộc sống tâp nập, đông vui, ồn ào, no đủ. + Âm thanh: lao xao –> Từ xa vọng lại, lắng nghe âm thanh của cuộc sống, quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. -> Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. - Mong ước khát vọng cho nhân dân khắp mọi nơi đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc: + Ước muốn có chiếc đàn của vua Thuấn để gẩy lên khúc nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. Tấm lòng ưu ái với nước. + Câu cuối: câu lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng đều đặn đã thể hiện khát vọng mạnh mẽ của Nguyễn Trãi * Nhận định chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. (0.5đ) d) Sáng tạo. Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình 0.5 ảnh và các yếu tố biểu cảm, ) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. 0.5 Tổng điểm 5.0 VI. THỐNG KÊ Lớp Sĩ số G(%) K(%) Tb(%) Y(%) Kém(%) VII. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: .