Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút Phần I (5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đề tài được nói đến trong văn bản đó là gì? Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài với văn bản này. Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ có trong đoạn văn trên. Câu 3: Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của một câu ghép có trong đoạn văn trên. Câu 4: Tại sao nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác nghệ thuật? Phần II (5 điểm): Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 1 Thời gian: 90 phút Phần I (5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đề tài được nói đến trong văn bản đó là gì? Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài với văn bản này. Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ có trong đoạn văn trên. Câu 3: Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của một câu ghép có trong đoạn văn trên. Câu 4: Tại sao nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác nghệ thuật? Phần II (5 điểm): Giới thiệu về ngôi trường mà em đang học.
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2018-2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 1 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Phần Câu Đáp án Điểm - Trích văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri. 0,5 đ Câu 1 - Đề tài của văn bản: những người nghèo khổ, bất hạnh 0,25 đ (1 điểm) trong xã hội. - Tên văn bản khác có cùng đề tài: Cô bé bán diêm 0,25 đ Câu 2 - Trợ từ nhấn mạnh thời gian: “cả” 0,5 đ (1 điểm) - Thán từ bộc lộ cảm xúc: “ô kìa!” 0,5 đ - Học sinh ghi lại đúng câu ghép trong đoạn văn. 0,5 đ - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu ghép vừa tìm được. 0,5 đ Ở gần cuống lá// còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá CN1 VN1 CN2 Câu 3 (1 điểm) hình răng cưa// đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá// Phần I VN2 CN3 (5 điểm) vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. VN3 - Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác nghệ thuật vì nó là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc: + Chiếc lá đẹp, sinh động, giống thật. 0,5 đ + Được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt: bằng tài năng, tâm 0,5 đ Câu 4 huyết cả đời của cụ, bằng tình yêu thương của cụ dành cho (2 điểm) Giôn-xi và bằng cả mạng sống của mình. + Chiếc lá đã cứu sống được Giôn-xi khỏi cái chết. 0,5 đ + Bức vẽ đã khẳng định mục đích chân chính của nghệ 0,5 đ thuật là phục vụ cuộc sống con người. Học sinh làm đúng kiểu bài thuyết minh và đảm bảo các ý chính sau: a. MB: Giới thiệu tên trường (THCS Thanh Am) và tình cảm 0,5 đ chung của mình đối với ngôi trường. b. TB: Phần II * Giới thiệu quá trình thành lập trường 0,5 đ (5 điểm) - Địa chỉ: Tổ 20 – Phường Thượng Thanh – Long Biên - Năm thành lập: 2017 * Giới thiệu về cơ sở hạ tầng của ngôi trường 1 đ - Tổng diện tích: 15.000m2 - Chức năng của các dãy nhà và các khu vực trong khuôn viên trường.
- * Giới thiệu về cơ sở vật chất của nhà trường 1 đ - Tại các phòng học thường: trang bị đủ bàn ghế theo số lượng học sinh, hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ việc dạy – học. - Tại các phòng học bộ môn: được trang bị đủ đồ dùng dạy học theo đặc trưng từng bộ môn. * Giới thiệu đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học 1 đ sinh trong trường - Số lượng: 570 học sinh, gần 40 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. - Cơ cấu tổ chức: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. - Đặc điểm: * Giới thiệu các hoạt động giáo dục 0,5 đ - Giáo dục văn hóa: - Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện. c. Kết bài: Cảm nhận của em về ngôi trường. 0,5 đ BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn Người ra đề Lê Ngọc Anh Vũ Thu Hường Nguyễn Thị Thu Huyền
- TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Thời gian: 90 phút Phần I (5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ich kỉ che lấp mất.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đề tài được nói đến trong văn bản đó là gì? Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài với văn bản này. Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ có trong đoạn văn trên. Câu 3: Trong câu ghép “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ”, giữa các vế được nối với nhau bằng phương tiện gì? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi”(ở đây có thể hiểu là tác giả)? Phần II (5 điểm): Giới thiệu về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ 2 Thời gian: 90 phút Phần I (5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ich kỉ che lấp mất.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Đề tài được nói đến trong văn bản đó là gì? Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 8 có cùng đề tài với văn bản này. Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của trợ từ, thán từ có trong đoạn văn trên. Câu 3: Trong câu ghép “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ”, giữa các vế được nối với nhau bằng phương tiện gì? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (ở đây có thể hiểu là tác giả)? Phần II (5 điểm): Giới thiệu về cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập một.
- TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM Năm học 2018-2019 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút Phần Câu Đáp án Điểm - Trích văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao. 0,5 đ - Đề tài của văn bản: người nông dân Việt Nam Câu 1 0,25 đ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 (1 điểm) - Tên văn bản khác có cùng đề tài: Tức nước vỡ bờ 0,25 đ (Trích “Tắt đèn”) Câu 2 - Trợ từ nhấn mạnh số lượng: “những” (toàn những cớ) 0,5 đ (1 điểm) - Thán từ bộc lộ cảm xúc: “Chao ôi!” 0,5 đ - Phương tiện nối các vế trong câu ghép: 0,5 đ + cặp quan hệ từ “nếu thì ” Câu 3 + dấu câu (dấu chấm phẩy, dấu phẩy). (1 điểm) - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: điều kiện 0,5 đ Phần I – kết quả. (5 điểm) - Đoạn văn là suy nghĩ mang tính triết lí của nhân vật 0,5 đ “tôi” về cách nhìn đời, nhìn người và cách ứng xử trong cuộc sống. - Sống mà không thấu hiểu, cảm thông, không bao dung 1 đ , độ lượng với những người xung quanh thì sẽ không Câu 4 thấy được những phẩm chất đáng quý của họ, sẽ có ác (2 điểm) cảm và có những kết luận sai lầm về bản chất của con người, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn - Qua cách nghĩ đó, ta thấy được tấm lòng bao dung, 0,5 đ tình thương sâu sắc của nhà văn đối với cuộc đời, với mọi người. Học sinh làm đúng kiểu bài thuyết minh và đảm bảo các ý chính sau: * Mở bài: 0,5đ Giới thiệu về vai trò của cuốn sách đối với học sinh. * Thân bài: - Giới thiệu xuất xứ của sách: 0,5đ + Nhà xuất bản Giáo dục. Phần II + Các tác giả: các nhà nghiên cứu đầu ngành (Tổng chủ (5 điểm) biên là Nguyễn Khắc Phi) - Giới thiệu về hình thức cuốn sách: 1 đ + Kích thước: 17 x 24cm + Bìa sách: bìa trước, bìa sau, bìa lót - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: 1 đ + gồm 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + Mỗi bài lại gồm 3 - 4 bài nhỏ tương ứng với 4 tiết/ tuần, gồm 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
- + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK Ngữ văn lớp 6 và lớp 7. - Giới thiệu nội dung của cuốn sách: 1đ + Phần Văn học gồm các tác phẩm truyện, kí Việt Nam, nước ngoài, các văn bản nhật dụng, thơ hiện đại. Mỗi bài được cấu trúc gồm: Nội dung văn bản, chú thích, hệ thống câu hỏi đọc – hiểu văn bản và luyện tập. + Phần Tiếng Việt gồm các đơn vị kiến thức về từ, biện pháp tu từ, câu, dấu câu với hai phần lí thuyết và luyện tập. + Phần Tập làm văn: văn tự sự và văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: 0,5đ + Giữ gìn cẩn thận, không vẽ bậy lên sách, không làm rách + Nên bọc bằng các loại giấy ( giấy bìa, giấy bóng kính ) * Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của 0,5đ quyển sách đối với học trò. BGH duyệt Tổ, nhóm chuyên môn Người ra đề Lê Ngọc Anh Vũ Thu Hường Nguyễn Thị Hồng Nhung