Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 10 trang thungat 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9 - Họ và tên giáo viên: 1.Nguyễn Thanh Thủy 2.Bùi Thị Giang 3.Nguyễn Thị Chi - Trường THCS Nam Hồng. - Nội dung đề: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Bài viết số 1: VĂN THUYẾT MINH Đề bài: Cây lúa Việt Nam Biểu điểm: Phải có đủ 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa ( 1đ) - Thân bài: (8đ) + Nguồn gốc của cây lúa +Phân loại các loại lúa + Cách chăm sóc + Ý nghĩa của cây lúa - Kết bài (1đ): Tình cảm của người viết đối với cây lúa. Lưu ý: Nên sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi thuyết minh về cây lúa. Bài viết số 2: VĂN TỰ SỰ Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em lại về thăm trường cũ. Hãy kể lại buổi về thăm trường đầy xúc động ấy. Đáp án - biểu điểm: A. Mở bài:(1đ): Giới thiệu buổi về thăm trường B. Thân bài: ( 8đ) 1. Thời gian: Về thăm vào thời gian nào? 2.Những điều gì làm em xúc động? - Cảnh vật đổi thay: Hàng cây, lớp học, sân trường - con người thay đổi: Học sinh mới, không khí ở trường, thầy cô( Già đi nhiều, nhưng tình cảm của thầy cô giành cho mình không hề thay đổi .) - Cảm xúc bâng khuâng nhớ kỉ niệm xưa. - Cuộc trò chuyện với các thầy cô , các bạn đầy xúc động C. Kết bài( 1đ): Lời hứa hẹn. KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI( 45 phút) Câu 1:(5đ)Lập bảng thống kê ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu sau: STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật Câu 2: ( 5đ) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Ngày xuân con én đưa thoi
  2. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” ( Cảnh ngày xuân – “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du ) Yêu cầu: Xác định đúng yêu cầu của đề bài: - Điền đúng tên tác giả , văn bản, nội dung và nghệ thuật. - Cảm nhận đúng đủ ý: + Nội dung đoạn thơ: Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. + Chia 2 ý để cảm nhận: Ý 1: 2 dòng đầu: không gian và thời gian của mùa xuân. Ý 2: 2 dòng sau: Bức tranh mùa xuân tháng ba. + Làm thành một văn hoàn chỉnh. Bài viết số 3: VĂN TỰ SỰ Đề bài: Chiến tranh đã đi qua khá lâu những thế hệ học sinh hôm nay chỉ còn biết về chiến tranh qua sách vở, phim ảnh và những câu chuyện kể : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Đáp án – Biểu điểm: A. Mở bài ( 1đ) Giới thiệu tình huống truyện: Gặp khi nào? B. Thân bài: ( 8đ): - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( tình huống giả định) - Các sự việc phải dựa vào nội dung bài thơ “ Bài thơ về tểu đội xe không kính” để làm. + Tình huống gặp lại và miêu tả người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc ; giọng nói ; nụ cười ; khuôn mặt + Cuộc trò chuyện giữa mình và người lính lái xe.( Chú ý yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận). + Lời hứa của mình. C. Kết bài : ( 1đ) : Suy nghĩ của bản thân sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT( 45 phút) Đề bài : I. Phần trắc nghiệm : ( 3đ) Câu 1 : Yêu cầu : Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, trách cách nói mơ hồ thuộc phương châm hội thoại nào ? A.Phương châm về lượng B.Phương châm về chất C.Phương châm về lịch sự D.Phương châm quan hệ E.Phương châm cách thức Câu 2 : Có thể điền vào chỗ trống trong câu : - Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là A.Nói móc B.Nói mát C.Nói leo D.Nói hớt Câu 3 : Trong câu thơ : Năm tao bẩy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng lỡ làng Từ Xuân được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào ? A.Ẩn dụ B.Hoán dụ C.So sánh D.Nhân hóa
  3. Câu 4: Từ Tuyệt trần trong câu : Xưa kia bà đẹp nhất trần Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn Có nghĩa như thế nào ? A.Đứt, không còn gì B.Cực kì, nhất Câu 5 :Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt ? A. Âm mưu B.Thủ đoạn C.Mánh khóe Câu 6 : Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A.Lung linh B.Lạnh lùng C.Xa xôi D.Xa lạ Câu 7 :Từ Đường trong : Đường ra trận mùa này đẹp lắm Và : Ngọt như đường Nằm trong trường hợp nào : A Từ đồng nghĩa. B. Từ đồng âm. Câu 8 : Việc thay thế từ Xuân cho từ Tuổi trong câu : « Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao sức khỏe càng thấp. » có tác dụng gì ? A. Thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. B. Tránh lặp lại từ tuổi tác. C. cả 2 tác dụng trên. Câu 9 : Cho biết các thành ngữ sau, thành ngữ nào có sử dụng cặp từ trái nghĩa ? A. Đầu voi đuôi chuột. B. Sống tết chết giỗ. D.Mèo mả gà đồng. Câu 10 : Từ nào không phải là từ tượng thanh ? A.Rì rào. B. Rì rầm. C.Rũ rượi. Câu 11 : Từ nào không phải là từ tượng hình ? A. Xơ xác. B. Dật dờ. C. Rung rinh. D. Róc rách. Câu 12 :Từ Xuân trong trường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ ? A. Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. B. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao sức khỏe càng thấp. II. Tự luận ;( 7đ) Câu 1 : Giải thích nghĩa các thành ngữ sau :( Mỗi thành ngữ giải thích đúng cho 0,5 đ) ( 2đ) Nói băm nói bổ ; Nói úp nói mở ; Đánh trống lảng ; Nói như dùi đục chấm mắm cáy. Câu 2: Đọc kĩ câu thơ : ( 2đ) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Từ « Mặt trời » trong câu thơ thứ 2 được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào ? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao ? Câu 3: Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau : ( 3đ) Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
  4. Biểu điểm-Đáp án : I. Phần trắc nghiệm ( mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu8 Câu 9 Câu10 Câu11 Câu12 E C A B A D B C B C D B II. PhầnTự luận :(7đ) Câu 1 :2đ Mỗi thành ngữ giải thích đúng cho 0,5 đ Câu 2: 2đ - Chỉ đúng biện pháp tu từ ẩn dụ : 1đ - Chỉ rõ đây không được coi là hiện tượng phát triển nghĩa của từ , vì chỉ có nghĩa lâm thời : 1đ Câu 3: 3đ - Chỉ đúng từ láy :Nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu.( 1đ) - Chỉ ra cái hay của việc sử dụng từ láy ( 2đ) KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI( 45 PHÚT) I. Phần trắc nghiệm : (2.5đ) Câu 1 : Bài thơ “Đồng chí » là sáng tác của tác giả nào ? A. Chính HữuB. Phạm Tiến Duật C. Huy Cận. D. Tố Hữu. Câu 2 : Bài thơ « Đồng chí » ra đời trong hoàn cảnh nào ? A. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp B. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp C. Đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ Câu 3 : Tình đồngchí đồng đội của những người lính cách mạng trong bài thơ « Đồng chí » được hình thành dựa trên những cơ sở nào ? A. Bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. B. Được nảy sinh từ chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau chiến đấu C. Nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui. D. Cả 3 ý kiến trên. Câu 4 : Bài thơ « Bài thơ về tiểu đội xe không kính » của Phạm Tiến Duật đã được tặng giải nhất của cuộc thi thơ trên báo văn nghệ năm 1969 – 1970 đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 5 : Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào Thơ mới ? A. Chính Hữu B. Phạm Tiên Duật C. Huy Cận D. Bằng Việt Câu 6 : Hình ảnh « Bếp lửa » trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt mang ý nghĩa nào ? A. Ý nghĩa tả thực. B. Ý nghĩa biểu tượng C. Cả 2 ý nghĩa trên Câu 7 : Người mẹ Tà-ôi trong « Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ » của Nguyễn Khoa Điềm có tình cảm gì ? A. Yêu con thắm thiết. B. Nặng tình thương dân làng và bộ đội C. Yêu quê hương đất nước sâu nặng. D. Cả 3 tình cảm trên Câu 8 : Câu thơ : Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
  5. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng Đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 9 : Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai ( Làng- Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh nào ? A. Nỗi nhớ làng da diết B. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc C. Sung sướng hả hê khi nghe tin làng theo giặc được cải chính D. Tất cả các ý trên Câu 10 : Truyện ngắn « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ? A. Ông Sáu B.Bé Thu C. Người bạn của ông Sáu D.Tác giả II. Phần tự luận : (7.5đ) Câu 1 : Phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ « Đoàn thuyền đánh cá » của Huy Cận Câu 2 : Sau khi học xong truyện ngắn « Chiếc lược ngà » của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, em có những suy nghĩ và cảm xúc gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh ? Đáp án – Biểu điểm : I. Phần trắc nghiệm ( mỗi câu trả lời đúng cho 0,25đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu8 Câu 9 Câu10 A A D A C C D C D C II. Phần tự luận : (7.5đ) Câu 1( 3.5đ) Đảm bảo các ý sau ; - Đây là cảnh ra khơi trong ánh hoàng hôn - Tâm trạng náo nức của người dân chài thể hiện qua tiếng hát - Biện pháp nghệ thuật : So sánh , Ẩn dụ, hoán dụ Câu 2( 4đ) * Cảm xúc về nhân vật bé Thu : - Là cô bé ương ngạnh, bướng bỉnh có cá tính mạnh mẽ - Có tình yêu thương cha mãnh liệt * Suy nghĩ về tình cảm cha con trong chiến tranh : - Tình cảm của bé Thu dành cho cha ; Trong trắng ngây thơ - Tình cảm của ông Sáu dành cho con : Thầm lặng kín đáo BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I ( Thời Gian 90 phút) I. Phần trắc nghiệm ( 3đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng « Ba » mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng « ba » như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ của nó như dựng đứng lên.
  6. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc : - Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! Câu 1 : Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào của ai ? A. Làng – Kim Lân B. Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long C.Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng D. Một tác phẩm khác Câu 2 : Tác phẩm được viết trong thời kì nào ? A. Trước cách mạng tháng Tám B. Trong kháng chiến chống Pháp C. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ Câu 3 : Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai ? A. Ông Sáu B. Tác giả C. Người bạn của ông Sáu D. Một người dấu mặt Câu 4 : Câu : Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đã sử dụng phép tu từ gì ? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Nói quá Câu 5 : Câu nói của bé Thu : « Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con ! » được dẫn theo cách nào ? A. Trực tiếp B. Gián tiếp Câu 6 : Từ ngữ xưng hô : « Ba » thuộc lớp từ gì ? A. Từ toàn dân B. Từ địa phương C. Biệt ngữ xã hội II. Phần tự luận : (7đ) Câu 1 : Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10- 15 dòng giới thiệu về bài thơ « Đồng chí » Câu 2 : Trong giấc mơ em đã được gặp lại người thân lâu ngày không gặp mặt, hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đầy xúc động đó. Đáp án – Biểu điểm : I. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C B C D A B II. Phần tự luận : (7đ) Câu 1 : 2đ - Tác giả : Chính Hữu - Hoàn cảnh ra đời : Năm 1948 – Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đong 1947- Đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. - Nội dung : Ca ngợi tình cảm đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn của các anh bộ đội cụ Hồ. - Nghệ thuật : ngôn ngữ cô đọng hàm súc, lời thơ mộc mạc giản dị Câu 2 :( 5đ) Làm thành một bài tập làm văn hoàn chỉnh A. Mở bài : Giới thiệu tình huống xảy ra giấc mơ (0.5đ) B. Thân bài : ( 4.0đ) - Người gặp trong mơ là ai ? Tả qua về ngoại hình , giọng nói, cử chỉ - Kể lại cuộc trò chuyện : - Kết thúc cuộc gặp gỡ như thế nào ? Bản thân hứa gì ? C. Kết bài : Cảm xúc của người viết.( 0.5đ)
  7. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) Đề bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người Đáp án: A. Mở bài (1điểm): - Giới về vấn đề cần nghị luận nêu ở đề bài - Khẳng định Bác luôn là tấm gương sáng, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam B. Thân bài (8điểm): Học sinh triển khai được các ý theo yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: - Nguyên nhân khiến Bác trở thành một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới: + Nguyên nhân khách quan + Nguyên nhân chủ quan - Những biểu hiện, dẫn chứng để chứng minh cho nhận định: + Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam + Bác là anh hùng giải phóng dân tộc + Bác là danh nhân văn hóa thế giới - Những ảnh hưởng to lớn của Bác đối với con người, đất nước, dân tộc Việt Nam - Những điều học tập được ở Bác C. Kết bài (1điểm): Khẳng định lại vấn đề, ý nghĩa tấm gương cảu Bác VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng Đáp án: Yêu cầu học sinh triển khai theo đúng kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích: A. Mở bài:(1điểm) - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng - Đoạn trích truyện ngắn “Chiếc lược ngà”: + Hoàn cảnh ra đời tác phẩm + Nội dung đọan trích B. Thân bài (8điểm):
  8. 1. Giá trị nội dung: a. Diễn biến hành động,tâm trạng bé Thu: - Phút đầu gặp gỡ - Trong ba ngày ông Sáu ở nhà - Trong đêm ở nhà bà ngoại - Trong buổi sáng chia tay ba b. Diễn biến hành động, tâm trạng nhân vật ông Sáu: - Trong phút đầu gặp con - Trong những ngày về phép - Trong buổi sáng chia tay - Những ngày ở chiến khu 2. Giá trị nghệ thuật: Học sinh cảm nhận được những đặc sắc về: - Cốt truyện - Ngôi kể - Ngôn ngữ - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật C. Kết bài(1 điểm):Đánh giá khái quát về đoạn trích VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải Đáp án: yêu cầu học sinh triển khai theo kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ A. Mở bài:(1điểm) - Giới thiệu về tác giả Thanh Hải - Giới thiệu về bài thơ “Mùa xuan nho nhỏ” : + Hoàn cảnh ra đời + Khái quát về giá trị nội dung của bài thơ B. Thân bài:(8điểm) Học sinh trình bày cảm nhận được về: 1. Nội dung: - Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên - Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước - Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả - Lời ngợi ca quê hương đất nước 2. Nghệ thuật: - Thể thơ - Giọng điệu - Những đặc sắc trong hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ C. Kết bài (1điểm): Đánh giá khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thi
  9. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Đề bài: Câu 1: (1điểm): Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau, tìm từ thay thế từ dùng sai cho phù hợp: Môn địa lí là yếu điểm của tôi trong kì thi tời. Tôi phải cố bù lại bằng môn ngữ văn và lịch sử Câu 2 (1,5 điểm) Chỉ rõ tên và phân tích tác dụng của phép tu từ từ vựng trong câu thơ sau: “Cảm ơn bà biếu gói cam Nhận thì không đúng, từ làm sao đây Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?” (Bác Hồ- Ngữ văn 7- tập 1) Câu 3 (2,5 điểm) Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về cái hay của câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò- Chế Lan Viên) Câu 4 (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” (Trích “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương) Đáp án: Câu 1 (1,0 điểm) - Từ dùng sai: yếu điểm (0,5đ) - Từ thay thế: điểm yếu (0,5đ) Câu 2 (1,5 đ) - Phép tu từ chơi chữ (0,5đ) - Bác Hồ dùng từ đồng âm(Cam- gói cam: danh từ chung chỉ một loại quả, cam-cam lai: tính từ chỉ sự vui vẻ, tốt đẹp, hạnh phúc); dùng từ trái nghĩa khổ- là đắng, cam- là ngọt(0,5đ)
  10. - Lối chơi chữ hết sức dí dỏm làm cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng mà sâu sắc. Vừa thể hiện lòng biết ơn đối với người biếu cam vừa thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ kình yêu (0,5đ) Câu 3 (2,5đ) - Viết đúng đoạn văn theo qui định (0,5đ) - Viết được câu chủ đề rõ nội dung: câu thơ khái quát một qui luật của tình mẫu tử mang ý nghĩa triết lí sâu sắc nhằm tôn vinh hình ảnh người mẹ(0,5đ) - Những câu làm rõ ý cho câu chủ đề: Mẹ là duy nhất đối với mỗi người, sự hi sinh của mẹ là bất tận, mẹ sẵn sàng đón nhận những vấp ngã của con, sẵn sàng chịu khổ cực để con được hạnh phúc Câu thơ thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ kình yêu Câu 4 (5,0đ) A. Mở bài: (0,5đ): Giới thiệu một số nét về đoạn thơ, bài thơ, tác giả, tác phẩm B. Thân bài: - Phân tích khổ thứ nhất: + Câu thơ mở đầu : Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác như lời thông báo nhưng lại nói rất nhiều điều điều về tấm lòng người miền Nam với Bác + Hình ảnh hàng tre qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, quật cường của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” - Phân tích khổ thứ hai: + Khổ thơ với hình ảnh tả thực và ẩn dụ: Ngày ngày rất đỏ. Câu thơ trên là tả thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện sự biết ơn, tôn kính của nhân dân, của nhà thơ với Bác + Ngày ngày dòng người mùa xuân là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo của nhà thơ, thể hiện lòng tiếc thương vô hạn, tấm lòng thành kính thiêng liêng của nhân dân ta với Bác - Khẳng định giá trị bài thơ, sự đóng góp của tác giả vào nền thơ ca Việt Nam, nhất là những bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu C. Kết bài: (0,5đ): Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, tình cảm của cá nhân đối với Bác Hồ, tình cảm của nhân dân với Bác và suy nghĩ, liên tưởng