Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

pdf 3 trang thungat 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2018_2019_ph.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Tam Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Sinh học 7 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi này gồm 1 trang I. TNKQ (2,0 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Hình thức dinh dƣỡng của trùng roi xanh là: A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng. C. Tự dưỡng và dị dưỡng. D. Ký sinh. Câu 2. Nơi ký sinh của trùng kiết lị là: A. Ruột người. B. Hồng cầu. C. Bạch cầu. D. Máu. Câu 3. Hình thức sinh sản giống nhau giữa san hô và thủy tức là: A. Tái sinh. B. Mọc chồi. C. Thụ tinh. D. Tái sinh và mọc chồi. Câu 4. Lợn gạo mang ấu trùng của: A. Sán lá gan. B. Sán lá máu. C. Sán bã trầu. D. Sán dây. Câu 5. Lớp vỏ đá vôi của trai đƣợc tiết ra từ: A. Các tuyến bài tiết. B. Mặt trong của áo trai. C. Mặt ngoài của áo trai. D. Các dây chằng nối các mảnh vỏ trai. II. Tự luận (8,0 điểm). Câu 6. (3,0 điểm) a) Trình bày vòng đời của giun đũa ở cơ thể người? b) Để phòng bệnh giun, sán kí sinh ở người, chúng ta phải có biện pháp gì? Câu 7. (2,0 điểm) a) Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? b) Tôm đực và tôm cái khác nhau như thế nào? Câu 8. (3,0 điểm) a) Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? b) Nêu ba đặc điểm giúp nhận biết sâu bọ trong thiên nhiên? HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: Phòng
  2. PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG HƢỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 MÔN SINH HỌC 7 (HDC này gồm 2 trang) I. TNKQ (2 điểm) Tổng 2 điểm. Mỗi câu đúng được 0.4 điểm. Câu 1 2 3 4 5 ĐA c a b d c II. Tự luận (8 điểm) Câu 6: ( 3,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Vòng đời của giun đũa ở cơ thể người: Trứng giun Ấu trùng (trong trứng) Thức ăn sống (vào cơ thể người) 1,5 đ Ruột non (giun đũa) Tim, gan, phổi Máu Ruột non (ấu trùng chui ra) b Các biện pháp phòng bệnh giun, sán kí sinh ở người: - Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giáo dục 0,25đ trẻ bỏ thói quen mút tay - Vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã, 0,25đ dùng lồng bàn, - Giữ gìn vệ sinh môi trường: Trừ diệt triệt ruồi nhặng, muỗi, không tưới phân tươi cho rau, không vứt rác bừa bãi, 0,25đ - Đi giày, ủng khi tiếp xúc với đất bẩn. 0,25đ - Không ăn, buôn bán thịt trâu,bò, lợn gạo. 0,25đ - Tẩy giun sán định kì, 0,25đ Câu 7: ( 2,0đ điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a Mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất vì: Giun đất hô hấp bằng da, khi nước ngập giun không hô hấp được, phải chui 1,0đ lên. b Khác nhau giữa tôm đực và tôm cái:
  3. - Tôm đực có kích thước lớn và đôi kìm (đôi chân ngực 1) rất to và dài. Hiện 0,5đ tượng này cũng gặp ở cua. - Con cái ôm trứng khi sinh sản. 0,5đ Câu 8: ( 3,0 điểm) Phần Nội dung trình bày Điểm a - Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. 0,5đ - Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả là: 0,5đ + Vỏ cứng rắn. + Hai cơ khép vỏ vững chắc. => Nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng. 0,5đ b Ba đặc điểm giúp nhận biết sâu bọ trong thiên nhiên: - Cơ thể có 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực, bụng, 0,5đ - Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh. 0,5đ - Thở bằng ống khí. 0,5đ Các lưu ý đối với giám khảo: