Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 4410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019_phon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2018-2019 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 8 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) a. Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. b. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Câu 2: (2 điểm) a. Viết công thức tính công cơ học và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Một lực sĩ cử tạ đã nâng quả tạ từ từ có khối lượng 50kg từ mặt sàn lên độ cao 1,6m theo phương thẳng đứng. Tính công của lực sĩ thực hiện để nâng quả tạ. Câu 3: (2 điểm) Khi bị ngã, ta thường ngã về phía nào? Giải thích tại sao? Câu 4: (2 điểm) Thả một vật có thể tích V vào nước, ta thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong nước và không chạm đáy. a. Tính trọng lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. b. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật, biết vật đó có khối lượng là 0,7kg. Câu 5: (2 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m trong 20 giây. Xuống hết dốc, xe đi tiếp đoạn đường nằm ngang với vận tốc 2,5m/s trong 10 giây rồi mới dừng hẳn. a. Tính vận tốc của người đi xe đạp trên quãng đường dốc. b. Tính vận tốc trung bình của vật trên quãng đường. Hết (Giám thị không giải thích gì thêm)
  2. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Câu 1: (2 điểm) a. Hs lấy được ví dụ và phân tích để thấy chuyển động chỉ mang tính tương đối. (1,0 điểm) b. Hs lấy được ví dụ. (1,0 điểm) Câu 2: (2 điểm) a. Công thức tính công cơ học: A = F.s (0,5 điểm) Giải thích: (0,5 điểm) A: Công cơ học (J) F: Lực tác dụng vào vật (N) s: Quãng đường vật dịch chuyển (m) b. Trọng lượng của quả tạ: P = 10m = 10.50 = 500(N) (0,5 điểm) Lực nâng tạ chính bằng trọng lượng của vật. Công của người lực sĩ: A = F.s = P.h = 500.1,6 = 900(J) (0,5 điểm) Câu 3: (2 điểm) Khi bị vấp ngã ta thường ngã về phía đang di chuyển (thường là phía trước). Vì khi bị vấp, chân ta đột ngột dừng lại. Do có quán tính, phần thân ta không kịp thay đổi vận tốc một cách đột ngột nên bị ngã về phía trước. Câu 4: (2 điểm) a. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met V P FA dv .V dn . 2 (1 điểm) d 10.000 d n 5.000(N / m3 ) v 2 2 b. Khi vật nổi trên mặt nước thì trọng lượng của vật cân bằng với lực đấy Ac-si-met P FA hay FA 10.m 10.0,7 7(N) (1 điểm) Câu 5: ( 2 điểm ) s1 100 Vận tốc của người đi xe đạp trên đoạn đường dốc: v1 5(m/ s) (0,75 điểm) t1 20 Quãng đường nằm ngang: s2 v2.t2 2,5.10 25(m) (0,5 điểm) s1 s2 100 25 Vận tốc của người đi xe đạp trên cả quãng đường: Vtb 4,17(m/ s) (0,75 t1 t2 30 điểm) Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa. - Tổng của điểm bài thi được làm tròn đến 0,5 điểm, sao cho không thiệt điểm của học sinh. - HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý.