Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án - Đề dự phòng)

docx 3 trang thungat 1810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án - Đề dự phòng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thanh Am (Có đáp án - Đề dự phòng)

  1. TRƯỜNG THCS THANH AM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ 8 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian: 45 phút Ngày thi: 06/12/2018 I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) HS tô kín đáp án bằng bút chì cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1: Chuyển động cơ học là: A. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác B. sự thay đổi phương chiều của vật C. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác Câu 2: 108 km/h = m/s A. 30 m/sB. 20 m/sC. 15m/sD. 10 m/s Câu 3: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt A. Viên bi lăn trên cátB. Bánh xe đạp chạy trên đường C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt độngD. Khi viết phấn trên bảng Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là đều A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống B. Chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất C. Chuyển động của đầu cách quạt D. Chuyển động của xe buýt từ Thủy Phù lên Huế Câu 5: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là: A. chuyển động thẳng B. chuyển động cong C. chuyển động tròn D. chuyển động vòng cung Câu 6: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. C. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. Câu 7: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: A. 15 m/sB. 1,5 m/sC. 9 km/hD. 0,9 km/h Câu 8: Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằngB. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau C. Hai lực tác dụng có phương khác nhauD. Hai lực tác dụng có cùng chiều Câu 9: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột rẽ trái. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách ngã về phía trước C. Hành khách ngã về phía sau D. Hành khách nghiêng sang trái Câu 10: Đơn vị chuẩn của áp suất là: A. N B. N/m. C. N/m2 D. N/m3 Câu 11: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. ma sát B. trọng lực C. quán tính D. đàn hồi Câu 12: Một chiếc xe buýt đang chạy từ trạm thu phí Thuỷ phù lên Huế, nếu ta nói chiếc xe buýt đang đứng yên thì vật làm mốc là: A. Người soát vé đang đi lại trên xe B. Tài xế C. Trạm thu phí Thủy PhùD. Khu công nghiệm Phú Bài Câu 13: Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: v v s s s s A. v 1 2 B. v 2 C. v 1 D. v 1 2 2 t2 t1 t1 t2
  2. Câu 14: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg. 2 N   P P  P  P H ìn h 1 H ìn h 2 H ìn h 3 H ìn h 4 A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 15: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất vật rắn: F P A. p B. p F.s C. p D. p d.V S S Câu 16: Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 17: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi Câu 18: Bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh: A. ở độ cao khác nhau. B. ở cùng một độ cao. C. chênh lệch nhau. D. không như nhau. Câu 19: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc Câu 20: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất? A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc II. TỰ LUẬN: (5 điểm) HS viết câu trả lời vào giấy kiểm tra được phát. Câu 1. ( 2điểm) Bình cao 105cm chứa đầy nước có trọng lượng riêng d = 10000N/m3 Tính áp suất của nước lên một điểm A ở đáy cốc và điểm B cách đáy cốc 75cm. Câu 2. (3 điểm) Một vật hình lập phương có cạnh 5cm được nhúng vào nước có trọng lượng riêng d = 10000 N/m3. a. Tính thể tích của vật? b. Tính lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật trong các trường hợp: + Vật chìm hoàn toàn. + Vật chìm 3/5 thể tích vật. c. Mắc vật vào lực kế và nhúng chìm hoàn toàn vât trong nước thì thấy lực kế chỉ 8,5N. Tính trọng lượng và trọng lượng riêng của vật. HẾT
  3. TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Năm học: 2018 – 2019 KIỂM TRA HỌC KÌ I - VẬT LÝ 8 ĐỀ DỰ PHÒNG I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm; HS chọn thừa hoặc thiếu đáp án đều không cho điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 C A D B A C B Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 A A C C B D B Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 A A C B D B II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Câu 1 Tóm tắt và vẽ hình đúng. 0,5đ 2 (2đ) Tính đúng áp suất tại A: pA = 10500 N/m . 0,75đ 2 Tính đúng áp suất tại B: pB = 3000 N/m . 0,75đ Câu 2 Tóm tắt đúng 0,5đ 3 -6 3 (3đ) a. Tính đúng thể tích vật Vvật = 125cm = 125.10 m 0,5đ b. Tính đúng lực đẩy Ácsimet khi: - Vật chìm hoàn toàn: FA = 1,25N 0,75đ - Vật chìm ¼ thể tích: FA = 0,75N 0,75đ c. Tính được trọng lượng Pvật = 9,75 N 0,25đ 3 Tính được trọng lượng riêng: dvật = 78000 N/m 0,25đ Ban Giám Hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thế Mạnh Nguyễn Thị Lương