Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2019_2020_phon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRIỆU PHONG Năm học: 2019-2020 Môn: Vật lí 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian giao đề ) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm) Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đứng yên? Cho ví dụ minh họa. Câu 2 (2 điểm) a. Viết công thức tính lực đẩy acsimet và giải thích các đại lượng có trong công thức. b. Một vật có thể tích 500 cm 3 được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy acsimet tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu 3 (2 điểm) Khi bị trượt ngã, ta thường ngã về phía nào? Tại sao? Câu 4 (2 điểm) Có hai vật chuyển động thẳng đều. Vật thứ nhất đi được quãng đường 17km trong thời gian 0,5 giờ, vật thứ nhất đi được quãng đường 200m trong thời gian 20 giây. a. Tính vận tốc của mỗi vật. b. Vật nào chuyển động nhanh hơn ? Câu 5 (2 điểm) Một thùng cao 2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, lên một điểm cách miệng thùng 0,6m và lên một điểm cách đáy thùng 0,8m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Câu 1: (2 điểm) Muốn biết 1 vật đang chuyển động hay đứng yên, ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật làm mốc có thay đổi theo thời gian hay không. (0,5đ) - Nếu vị trí của vật so với vật làm mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. (0,5đ) - Và ngược lại nếu vị trí của vật so với vật làm mốc ko thay đổi theo thời gian chứng tỏ rằng vật đang đứng yên so với vật chọn làm mốc (0,5đ) HS lấy được ví dụ minh họa. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) a. Công thức tính lực đẩy acsimet: FA = d.V (0,5đ) Trong đó: - FA: Lực đẩy acsimet (N) - d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) - V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m3) (0,5đ) b. 500cm3 = 0,0005m3. Lực đẩy acsimet tác dụng lên vật: FA = d.V = 0,0005.10000 = 5(N) (1đ) Câu 3: (2 điểm) - Khi bị trượt ngã, ta thường ngã về phía sau. (1đ) - Vì khi bị trượt thì chân ta đột ngột tăng vận tốc. Do có quán tính, phần thân ta không kịp thay đổi vận tốc một cách đột ngột nên bị ngã về phía sau. (1đ) Câu 4: (2 điểm) s1 17 a. Vận tốc của vật thứ nhất: v1 34(k m/ h) (0,75đ) t1 0,5 s2 200 Vận tốc của vật thứ nhất: v2 10(m/ s) (0,75đ) t2 20 b. Vì: v2 10(m/ s) 36km / h v1 nên vật thứ hai chuyển động nhanh hơn. (0,5đ) Câu 5: (2 điểm) Theo đề bài ra ta có: 2 h1 = 2m; h2 = 0,6m; h3 = 2 – 0,8 = 1,2m; d = 10 000 N/m . (0,5đ) Áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng p = d. h, ta được: * Áp suất của nước lên đáy thùng là: p1 = d. h1 = 10 000. 2 = 20 000 Pa. (0,5đ) * Áp suất của nước lên một điểm các miệng thùng 0,6 m là: p2 = d. h2 = 10 000. 0,6 = 6 000 Pa. (0,5đ) * Áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 0,8 m là: p3 = d. h3 = 10 000. 0,8 = 8 000 Pa. (0,5đ) Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa. - HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý.