Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vạn Xuân

docx 8 trang thungat 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vạn Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2018_2019_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Vạn Xuân

  1. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2018-2019 Trường: THPT Vạn Xuân Môn thi: Lịch sử Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 4 trang) Phần 1: Trắc nghiệm (25 câu x 0.2 điểm = 5 điểm) Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm A. Biến Việt Nam thành thuộc địa. B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh. C. Hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á. D. Giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến. Câu 2: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Bội Châu? A. Hội Duy Tân. B. Phong trào Đông Du. C. Phong trào Duy Tân. D. Việt Nam Quang phục hội Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa: A. Có vị trí địa lí thuận lợi B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng D. Cả 3 đều đúng Câu 4: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì? A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu Câu 6: Vì sao Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối đã chọn? A. Con đường của họ không có nước nào áp dụng. B. Con đường của họ là con đường cách mạng tư sản. C. Nguyễn Ái Quốc nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó. D. Con đường cứu nước của họ chỉ đóng khung trong nước, không thoát khỏi sự bể tắc của chế độ phong kiến.
  2. Câu 7: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế? A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời. B. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn. C. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng. D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp. Câu 8: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào? A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ B. Không tán thành con đường cứu nước của họ C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ D. Tán thành con đường cứu nước của họ. Câu 9: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì? A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo và giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng. B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng. C. Hình thành cao trào cách mạng. D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng. Câu 10: Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ A. Đánh đổ phong kiến sang đánh đổ đế quốc. B. Cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc. C. Cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 11: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là A. Địa chủ nhỏ và công nhân B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản Câu 12: Trong những năm 1929-1933 sự kiện nào là tiêu biểu cho phong trào chống Pháp ở Đông Dương? A. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam B. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam. C. Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931 D. Phong trào chống thuế ở Công-pông-chơ-năng. Câu 13: Vì sao quân đội triều đình lại nhanh chóng thất thủ ở thành Hà Nội năm 1873 ? A. Triều đình đầu hàng. B. Quân triều đình chống cự yếu ớt. C. Quân chiều đình thực hiện chiến thuâtj phòng thủ dựa vào thành đợi giặc , chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. D. Triều đình mải lo đối phó với phong trào của nhân dân.
  3. Câu 14: Hậu quả của chiến tranh thế giới hai: A. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế B. Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết, C. Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 80 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. D. Khoảng 60 triệu người chết, 80 triệu người bị tàn phế, nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá Câu 15:Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 16: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đánh thẳng kinh thành Huế. C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. Câu 17:Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng. B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng. C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng. Câu 18: Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê? A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự. B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa. Câu 19 : Nhận xét của em về tính chất của phong trào Cần vương A. Nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn. B. Nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình. C. Mang tính tự phát. D. Giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc. Câu 20: Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914-1918 là: A. Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn. B. Hình thức đấu tranh phong phú. C. Diễn ra chủ yếu ở Bắc Kỳ. D. Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh. Câu 21: Bài học lớn nhất cho phong trào cách mạng trong những năm 1914-1918 là: A. Có hình thức đấu tranh phong phú. B. Quy mô rộng lớn. C. Thu hút được nhiều giai tầng tham gia. D. Có đường lối đấu tranh đúng đắn.
  4. Câu 22: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới? A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ. B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước. C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội. D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta. Câu 23: Các tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những thành phần nào trong xã hội? A. Tiểu chủ,tiểu thương, tiểu nông. B. Học sinh, sinh viên, dân nghèo. C. Tiểu chủ, tiểu thương, công chức, học sinh, sinh viên. D. Trí thức, tiểu thương, tiểu công, tiểu nông, thợ thủ công. Câu 24: Khác với giai cấp nông dân, tầng lớp tư sản có A.Cách mạng triệt để nhất. B. Thái độ cách mạng triệt để. C.Không kiên định, dễ thỏa hiệp. D. Hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp. Câu 25: Tiêu biểu cho khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản đầu TK XX là A. Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế. B. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. C. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. D. Thái Phiên, Trần Cao Vân. Phần 2: Tự luận (5 điểm) Câu 1: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) em hãy: a. Trình bày những chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp về: + Nông nghiệp (0,5đ) + Công nghiệp (0,5đ) + Giao thông vận tải (0,5đ ) +Thương nghiệp (0,5đ) b. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với nước ta (0,5đ) Câu 2: Từ những hiểu biết về Phan Bội Châu, em hãy trình bày nguyên nhân thành lập, nét chính hoạt động ,nguyên nhân thất bại.của phong trào Đông Du ? (1,5 điểm) Câu 3: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình đã có những hành động như thế nào khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, em có nhận xét gì về hành động ấy ? (1đ)
  5. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2018-2019 Trường: THPT Vạn Xuân Môn thi: Lịch sử Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) PHIẾU LÀM BÀI Họ và tên: .Lớp: . Phần 1: Trắc nghiệm (25 câu x 0.2điểm = 5 điểm) Thí sinh dùng viết chì tô vào đáp án A, B, C, D trong bảng chọn dưới đây A B C D A B C D Câu 1     Câu 14     Câu 2     Câu 15     Câu 3     Câu 16     Câu 4     Câu 17     Câu 5     Câu 18     Câu 6     Câu 19     Câu 7     Câu 20     Câu 8     Câu 21     Câu 9     Câu 22     Câu 10     Câu 23     Câu 11     Câu 24     Câu 12     Câu 25     Câu 13     Phần 2 : Tự luận
  6. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2018-2019 Trường: THPT Vạn Xuân Môn thi: Lịch sử Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN Phần 1: Trắc nghiệm (25 câu x 0.2điểm = 5 điểm) Thí sinh dùng viết chì tô vào đáp án A, B, C, D trong bảng chọn dưới đây A B C D A B C D Câu 1     Câu 14     Câu 2     Câu 15     Câu 3     Câu 16     Câu 4     Câu 17     Câu 5     Câu 18     Câu 6     Câu 19     Câu 7     Câu 20     Câu 8     Câu 21     Câu 9     Câu 22     Câu 10     Câu 23     Câu 11     Câu 24     Câu 12     Câu 25     Câu 13     Phần 2 : Tự luận Câu Nội dung Thang điểm 1 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) em hãy: 2,5đ a. Trình bày những chính sách khai thác kinh tế của thực dân Pháp về: + Nông nghiệp + Công nghiệp + Giao thông vận tải +Thương nghiệp * Những chính sách khai thác của thực dân Pháp về kinh tế: 0,5đ + Nông nghiệp : Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. + Công nghiệp : Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số 0,5đ nghành khác như xi măng, điện nước + Thương nghiệp : độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. 0,5đ + Giao thông vận tải : xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột. 0,5đ
  7. b. Phân tích những tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực 0,5đ dân Pháp đối với nước ta *Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp 0,25đ + Tích cực: So với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất sản xuất được nhiều hơn, phong phú hơn. + Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm 0,25đ chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đát; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. 2 Từ những hiểu biết về Phan Bội Châu, em hãy trình bày nguyên nhân thành lập, nét 1,5đ chính hoạt động ,nguyên nhân thất bại.của phong trào Đông Du * Nguyên nhân thành lập : Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá 0,5đ Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905). *Nét chính hoạt động của phong trào Đông du. 0,25đ - Từ năm 1905 đến 1908, đưa HS Việt Nam sang Nhật học đã lên tới 200 người. - Từ tháng 9/1908, thực dân Pháp câu kết và yêu cầu Nhật trục xuất những người Việt Nam 0,25đ yêu nước khỏi đất Nhật. Tháng 3/1909, Phan Bội Châu cũng phải rời đất Nhật. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động. *Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật – Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất 0,5đ thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật. 3 Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình đã có 1 đ những hành động như thế nào khi triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, em có nhận xét gì về hành động ấy ? *Hành động : 0.25đ - Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa Hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi vua - Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ 0,25đ khí, chuẩn bị chiến đấu. *Nhận xét : Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành 0,5đ lại chủ quyền.