Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_10_so_gddt_quang_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 10 - Sở GD&ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – KHỐI 10 MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) ĐỀ PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “ Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản? Nêu nội dung chính của văn bản trên? Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của sách trong đời sống của con người. PHẦN LÀM VĂN 7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phục trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm” – nguyên tác: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)
  2. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Đoạn văn viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. – Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn: Nghị luận Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” – Nội dung chính của đoạn văn: + Trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc đang có xu hướng bị cạnh tranh lấn át, có nguy cơ bị mất dần đi. + Cần thấy được ý nghĩa của việc đọc sách và có thói quen đọc sách. Câu 3: - Về kĩ năng: HS biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, mạch lạc. - Về nội dung: HS trình bày tự do suy nghĩ của bản thân, song phải nêu được vai trò của sách trong cuộc sống của con người như: + Sách giúp ta hiểu biết về tự nhiên, xã hội, vượt qua thời gian, không gian. + Sách giúp ta tự hoàn thiện bản thân (cách sống, tinh thần, tình cảm, ứng xử) + Sách - người thầy vĩ đại, người bạn tâm tình. + Cần chăm đọc sách và giữ gìn sách. II. LÀM VĂN 1. Yêu cầu về kĩ năng a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. ở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và sử dụng tốt các thao tác lập luận, có sử dụng dẫn chứng minh họa cho các lí lẽ. 2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau (theo hai hướng: cảm nhận theo các khổ thơ, cảm nhận theo hình tượng thơ) nhưng phải nêu được những ý như sau: - Nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ lấp đầy cả không gian, từ không gian hẹp (gian phòng, ngọn đèn) đến không gian rộng (non Yên, miền, trời) - Nỗi cô đơn ấy còn bao trùm cả thời gian, từ tối, khuya đến tảng sáng. - Nỗi cô đơn sầu muộn thể hiện rõ nét và cụ thể qua hành động (thầm gieo, rủ thác, gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn ) - Nỗi cô đơn sầu muộn thể hiện qua các yếu tố ngoại cảnh: hiên vắng, rèm thưa, ngọn đèn, hoa đèn, tiếng gà eo óc, bóng hoè bốn bên, sương, tiếng trùng, mưa phun) - Đánh giá: + Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật + Nghệ thuật ngôn từ + Giá trị nhân đạo: sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của con người, gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa - Nâng cao: liên hệ về nghệ thuật và giá trị nhân đạo với các tác phẩm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), Khuê oán (Vương Xương Linh)