Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT thị xã Ninh Hòa

pdf 1 trang thungat 1360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT thị xã Ninh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2014_2015_ph.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT thị xã Ninh Hòa

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2014-2015 THỊ XÃ NINH HÒA Môn: NGỮ VĂN lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) BẢN CHÍNH BẢN CHÍNH I. Phần Văn bản: (3,00 điểm) Câu 1: (1,50đ) a. Nêu những đặc điểm hình thức của tục ngữ. b. So sánh hai câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Câu 2: (1,50đ) Đọc 2 đoạn văn sau đây: 1. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn( ), người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. 2. ( ) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. a. Đó là hai đoạn văn mở đầu và kết thúc trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào? b. Từ hai đoạn trích trên và cả tác phẩm, hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện. c. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này. II. Phần Tiếng Việt: (2.00đ) Câu 1: (1,00đ) Bốn trường hợp câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong mỗi câu, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì: a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh ( ) (Vũ Bằng) b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam) c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng) d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng) Câu 2: (1,00đ) Dấu gạch ngang trong câu (a.) có công dụng gì? Ngoài công dụng trên, dấu gạch ngang còn có công dụng nào khác? III. Phần Tập làm văn: (5,00đ) Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. HẾT (Đề này có một trang, giám thị không giải thích gì thêm)