Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 02 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nà Tấu (Có ma trận và đáp án)

doc 8 trang thungat 3130
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 02 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nà Tấu (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_ma_de.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Mã đề 02 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nà Tấu (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2020 - 2021 Mã đề: 01 MÔN: NGỮ VĂN 7 MA TRẬN ĐỀ I. Mục tiêu đề kiểm tra Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giữa học kì I, môn Ngữ văn lớp 7 theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn thông qua việc phát triển phẩm chất, năng lực. Kiểm tra việc đọc hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thuộc thể loại đã học; Tích hợp nội dung kiểm tra đọc, hiểu với Tiếng Việt, Tập làm văn. 1. Kiến thức - Kiểm tra phần đọc hiểu với những thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ đề của tác phẩm, hiểu nội dung nghệ thuật của tác phẩm, cảm nhận một số hình ảnh chi tiết trong văn bản: nhật dụng; thơ dân gian Việt Nam. - Kiểm tra phần kiến thức tiếng Việt: từ láy. -Tập làm văn: văn biểu cảm về sự vật (Học sinh chọn 1 trong 2 đề) 2. Kĩ năng Kĩ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và tạo lập văn bản. 3. Năng lực Rèn cho học sinh năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Hình thức, thời gian - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Thời gian : 90 phút III. Ma trận
  2. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Chủ cao đề 1. Văn bản - Nhớ được -Hiểu yếu tố -Biết vận + Nhật dụng: tên tác giả, nghệ thuật dụng kiến tác phẩm, trong văn thức đã học -Cổng trường chủ đề văn bản với vấn đề mở ra. bản. - Nhớ được trong thực tế - Cuộc chia tay bài ca dao đã cuộc sống: của những con học vai trò của búp bê. nhà trường - Hiểu ý trong việc - Ca dao, dân ca nghĩa của giáo dục thế yếu tố nghệ hệ trẻ. thuật trong văn bản. Số câu Số câu: 03 Số câu: 02 Số câu: 01 Số câu:06 Số điểm Số điểm:1,5 Số điểm:1,5 Số điểm:1,0 Số điểm:4,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ:15 % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ 40% 2.Tiếng Việt -Nhận biết -Hiểu tác được từ láy dụng của từ + Từ láy. láy. Số câu Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu:02 Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm :0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ % Tỉ lệ :5 % Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ %:10% 3.Tập làm văn Viết bài văn - Văn biểu cảm biểu cảm về loài cây hoặc loài hoa em yêu Số câu Số câu:1 Số câu:1 Số điểm Số điểm:5 Số điểm:5 Tỉ lệ % Tỉ lệ %:50% Tỉ lệ %:50% Số câu: 04 Số câu: 03 Số câu: 01 Số câu: 01 Số câu: 09 Tổng số Số điểm:2,0 Số điểm:2,0 Số điểm:1,0 Số điểm:5 Số điểm:10 Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ%:10 % Tỉ lệ : 50% Tỉ lệ 100% ( số câu tương ứng với các ý cho dễ tính – chứ đề không có 9 câu đâu nhé mọi người)
  3. PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NÀ TẤU NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: NGỮ VĂN 7 Mã đề: 02 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) (Đề có 01 trang) Họ và tên Lớp Điểm ĐỀ BÀI Câu 1. (2,5 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Sách HDH Ngữ văn 7, tập một) a) Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? b) Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó? c) Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ ? Câu 2. (2,5 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày a) Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc? b) Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào? Câu 3. (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Loài cây em yêu. Đề 2: Loài hoa em yêu. BÀI LÀM
  4. PHÒNG GD&ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS NÀ TẤU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I NĂM HỌC: 2020 – 2021 Mã đề: 02 Môn: NGỮ VĂN 7 A. Hướng dẫn chung - Nghiên cứu kĩ đáp án và biểu điểm, phân chia thang điểm trong từng nội dung chấm cụ thể. - Linh hoạt trong quá trình chấm, tôn trọng sự sáng tạo trong bài viết của học sinh, khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc tự nhiên, trong sáng nhưng chân thực phù hợp với đời sống thực tế. - HS biết kết hợp kĩ năng về văn biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết đảm bảo bố cục ba phần đầy đủ, rõ ràng, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Bài làm chỉ đạt điểm tối đa khi đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, năng lực B. Hướng dẫn chấm cụ thể Câu Nội dung Điểm 1 a) – Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả 0,5 Lí Lan. b) Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng 0,5 - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc 0,5 về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. c) - Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ : + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ 1,0 nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện 2 a) - Mô típ: ” thân em”. 0,5 - Cảm xúc gợi lên từ cụm từ ’’ thân em”: ngậm ngùi, buồn 1,0 thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa. b) Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: Thân em như trái bần trôi 0,5 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu 0,5 - Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm.
  5. 3 * Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kỹ năng về văn biểu cảm. Biểu cảm về loài hoa hoặc về tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện chân thực tình cảm của bản thân, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm (0,5đ) - Trình bày đầy đủ các phần MB, TB, KB: 0,5 + Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được đối tượng biểu cảm, cảm xúc chung về đối tượng. + Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng biểu cảm. + Phần kết bài thể hiện được tình cảm, nhận thức cá nhân. 0,25 - Trình bày đủ các phần MB, TB, KB nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có 1 đoạn. - Thiếu mở bài hoặc kết bài. Thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả 0,0 bài viết chỉ có một đoạn 2. Xác định đúng đối tượng biểu cảm (0,5 đ) - Xác định đúng đối tượng biểu cảm: + Đề 1: Loài cây em yêu 0,5 + Đề 2: Loài hoa em yêu - Xác định sai đối tượng hoặc trình bày lạc đối tượng khác. 0,0 3. Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo 1 trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả trong qúa trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ 3,0 suy nghĩ nhằm thể hiện quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp, chân thực về loài cây hoặc loài hoa mà em yêu. (3 đ) * Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: Đề 1: * Mở bài: + Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ). + Lí do em yêu thích loài cây đó. *Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em
  6. ( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần) - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người * Kết bài: + Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó. Đề 2: * Mở bài: - Giới thiệu về loài hoa mình yêu, ấn tượng chung về loài hoa. *Thân bài: + Các đặc điểm nổi bật về vẻ đẹp của loài hoa đã gợi cảm xúc cho em khi quan sát: vẻ đẹp sắc hoa, cánh hoa, hương hoa (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). + Cảm nghĩ về sự âm thầm dâng sắc thắm hương thơm cho đời: giúp con người bớt mệt mỏi, thêm tươi tắn, lạc quan. + Cảm nghĩ về ý nghĩa biểu tượng của hoa trong cuộc sống. * Kết bài: -Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài hoa đó. * Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, song một số nội dung biểu cảm còn chung chung chưa nổi bật, một vài ý chưa liên kết chặt chẽ ( bộc lộ 2-2,5 cảm xúc qua tả, kể về loài cây, loài hoa còn hạn chế) * Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, biểu cảm còn nhiều chỗ chưa rõ. 1-1,5 * Viết được vài câu chung chung, kỹ năng biểu cảm yếu. 0,25-0,5 * Không đáp ứng được yêu cầu nào. 0,0 4. Sáng tạo (0,5đ) - Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, 0,5 hình ảnh đặc sắc, sinh động, ) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm. 0,25 - Có 1 số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Thể hiện được nhận thức tương đối tốt về đối tượng biểu cảm. - Không có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo. Không thể hiện nhận 0,0 thức về đối tượng biểu cảm. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5đ) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 - Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,0 Hiệu trưởng Tổ trưởng GV soát đề GV ra đề