Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có ma trận và đáp án)

docx 6 trang thungat 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_so_gddt_lai_chau_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Lai Châu (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GD LAI CHÂU SẢN PHẨM 3: THIẾT KẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 I. Mục đích 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương trình Ngữ văn kì II lớp 9 với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 2. Kĩ năng và năng lực: - Đọc hiểu văn bản - Tạo lập văn bản (viết bài văn nghị luận văn học) 3. Thái độ: - Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất. - Tự nhận thức được giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. II. Hình thức thi: Tự luận III. Ma trận Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao I. - Ngữ - Nhận diện - Khái quát - Rút ra Đọc liệu: văn thể loại/ chủ đề/ nội bài học về hiểu bản nghệ phương thức dung chính/ tư tưởng/ thuật biểu đạt của vấn đề chính nhận thức. - Tiêu chí văn bản. mà văn bản đề lựa chọn - Chỉ ra chi cập. ngữ liệu: tiết/ hình - Hiểu được + 01đoạn ảnh/ biện chi tiết/ hình trích/văn pháp tu từ, ảnh/ biện bản hoàn nổi bật trong pháp tu từ, chỉnh. văn bản. trong văn bản. + Độ dài - Hiểu được khoảng một số nét đặc 20-50 sắc về nghệ chữ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ/truyện ) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản. Tổng Số câu 1 2 1 4 Số điểm 1,0 1,5 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 15% 10% 30% II. Nghị Viết đoạn Làm luận văn văn. văn học
  2. Mức độ cần đạt Nội dung Vận dụng Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao - Nghị luận về một bài thơ/ đoạn thơ. Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng Số câu 1 2 1 1 5 cộng Số điểm 0,5 1,5 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ 5% 15% 10% 70% 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu. "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về". (Hữu Thỉnh - Sang thu) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được thể hiện trong câu thơ: "Sương chùng chình qua ngõ". Câu 4: Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời trong không gian lúc sang thu. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng của nhà văn Kim Lân (Sách Ngữ văn 9, tập 1.)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,5 - Điểm 0,5: Trả lời đúng phương thức biểu đạt chính. 1 - Điểm 0: Trả lời không đúng hoặc không trả lời. Hình như: Thành phần tình thái 0,5 - Điểm 0,5: Xác định đúng theo yêu cầu 2 - Điểm 0,25: Xác định đúng từ ngữ thể hiện hoặc chỉ gọi được tên thành phần biệt lập. - Điểm 0: Không xác định được. Biện pháp tu từ nhân hóa: Sương chùng chình 0,5 - Điểm 0,5: Xác định đúng theo yêu cầu: Chỉ ra đúng biện pháp tu từ và từ ngữ thể hiện. - Điểm 0,25: Gọi tên được biện pháp hoặc từ ngữ thể 3 hiện. I. Đọc - hiểu - Điểm 0: Không xác định được. - Tác dụng: Sương thu cố ý chậm lại quấn quýt bên 0,5 ngõ xóm. Không gian vào thu lắng đọng hơn, nét đặc trưng khi vào thu cũng rõ ràng hơn. Gợi cảnh thu sống động, tĩnh lặng, thong thả và yên bình. HS có thể đưa ra ý kiến khác nhau nhưng cần làm rõ 1,0 cảm xúc của nhà thơ. Có thể triển khai các ý sau: - Cảm nhận tinh tế về cảnh vật lúc sang thu. - Cảm xúc ngạc nhiên bất ngờ khi chợt nhận ra khoảnh khắc giao mùa. (- Điểm 1,0: Nêu được đầy đủ các ý nêu trên. 4 - Điểm 0,5: Nêu được một trong hai ý trên. - Điểm 0,25: Chỉ nêu được các tín hiệu lúc sang thu. - Điểm 0: Trả lời không đúng ý trên hoặc không trả lời.)
  4. II. Làm văn 1 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có 0,25 đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách 6,0 khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: - Giới thiệu chung về nhà văn Kim Lân, tác phẩm Làng. - Nêu khái quát chung cảm nhận của bản thân về nhân vật ông Hai trong đoạn trích truyện ngắn Làng. Phân tích để làm rõ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ôn ông Hai. - Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện. + Phân tích hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng, nhưng lại phải xa làng chợ Dầu thân yêu để đi tản cư (dẫn chứng). + Tình yêu làng của ông lão đã bị đặt vào một hoàn cảnh gay cấn, đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến. + Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng đầy dằn vặt, đau đớn phải đấu tranh tư tưởng rất quyết liệt để lựa chọn con đường đi đúng đắn cho mình. - Diễn biến tâm trạng của nhân vật trải qua các tình cảm, thái độ khác nhau. + Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến ông luôn tự hào và khoe về làng (dẫn chứng). + Khi nghe tin làng Dầu theo giặc: thoạt đầu ông lão bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không thể tin được. Khi cái tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông lão buộc phải tin (dẫn chứng). + Từ lúc đó tâm trạng của ông Hai luôn bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội (dẫn chứng). + Luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên muốn trốn biệt trong nhà (dẫn chứng). + Tủi thân, thương con, thương dân làng chợ Dầu và thương thân mình phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng).
  5. - Ông Hai tiếp tục bị đặt vào một tình huống thử thách căng thẳng quyết liệt hơn khi nghe mụ chủ nhà báo sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu khỏi nơi tản cư. + Giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội, nhưng lòng yêu làng, tin những người cùng làng khiến ông lão bán tín bán nghi (dẫn chứng). + Ông lão cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống (dẫn chứng). + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. + Định quay về làng, nhưng hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội kháng chiến, phản bội cụ Hồ; tự nhủ mình “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù”. + Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến. + Giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, kháng chiến, cụ Hồ. Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm được Kim Lân thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau. - Tâm trạng nhân vật được miêu tả cụ thể, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ nên rất sinh động. - Tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thể, đa dạng. - Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. - Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai. - Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Diễn đạt mạch lạc trong sáng, đúng chính tả, chuẩn ngữ nghĩa tiếng Việt.
  6. 0,25 0,25