Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 8 trang thungat 2210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_khoi_8_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Khối 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ đề của tác phẩm” Tôi đi học”: A. “Tôi đi học” tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi trong buổi đến trường đầu tiên. B. “Tôi đi học” tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật tôi trong buổi dến trưòng đầu tiên. C. “Tôi đi học” tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như: người mẹ.ông đốc đối với những em bé lần đầu tiên tới trường. D. Tôi đi học” tô đậm niềm vui sướng hân hoan của nhân vật tôi và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. Câu 2: Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào ? A. Truyện dài B. Truyện vừa C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 3: Thế nào là trường từ vựng ? A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại. C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. D. Là tập hợp các từ có nghĩa trái ngược nhau. Câu 3: Trong đoạn trích” Tức nước vỡ bờ” tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào ? A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật. B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ. C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia. D. Không dùng cách nào trong ba cách trên. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm): Hãy tìm 4 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người ? Đặt câu với một từ tượng hình đó. Câu 6 (2 điểm): . Tìm 3 động từ cùng thuộc môt phạm vi nghĩa, trong đó một từ nghĩa rộng và hai từ nghĩa hẹp, trong 2 câu văn sau: "Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà khóc, rồi cứ thế khóc nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo." Câu 7 (4 điểm): Cho câu chủ đề: “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta”. Em hãy viết đoạn văn có sử dụng câu chủ đề trên. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 9 năm 2018. Môn: Ngữ văn ; Khối lớp: 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án A C C B II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). 4 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người như: lom khom, liêu xiêu, 1 ngật ngưỡng, chập chững (Mỗi từ được 0,25 điểm) Học sinh đặt câu với một trong bốn từ trên. Câu có đầy đủ chủ ngữ, vị 1 ngữ. Câu 6 (2 điểm). Gợi ý: 1 - Khóc, nức nở, sụt sùi -> là 3 động từ thuộc cùng 1 phạm vi nghĩa - Khóc có nghĩa rộng hơn; nức nở, sụt sùi có nghĩa hẹp hơn, biểu cảm 1 hơn Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: + Đoạn văn làm sáng tỏ được vấn đề lịch sử ta có nhiều cuộc kháng 2 chiến vĩ đại chứng tỏ lòng yêu nước của nhân dân ta. + Câu chủ đề có thể đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 1 Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào ? A. Khi các que diêm tắt. B. Khi em nghĩ đến việc cha mắng. C. Khi bà nội em hiện ra. D. Khi trời sắp sáng. Câu 2: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào ? A. Ngữ âm B. Từ vựng C. Ngữ pháp D. Cả A và B Câu 3: Đôn Ki - Hô - Tê nhìn thấy những chiếc cối xay gió thành những người nào ? A. Lão pháp sư Phơ – re – xtôn. B. Trên 30, 40 tên khổng lồ ghê gớm. C. Gã khổng lồ Bri–a –rê–ô. D. Những người lái buôn. Câu 4: Từ ngữ địa phương là gì ? A. Là từ ngữ được một vài địa phương riêng biệt sáng tạo ra được dùng trong phạm vi cả nước. B. Là từ ngữ được quy ước sáng tạo ra để chỉ cho một số địa phương nhất định sử dụng. C. Là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoăc một số) địa phương nhất định. D. Là từ ngữ ban đầu được cả nước sử dụng sau đó thu hẹp phạm vi trong một vài địa phương nhất định. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm): Tìm 8 từ ngữ địa phương mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng. Câu 6 (2 điểm): Theo em trong văn bản tự sự có các yếu tố biểu cảm không? Tại sao lại như vậy ? Câu 7 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (10-12 câu) trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa của văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 10 năm 2018. Môn: Ngữ văn; Khối lớp: 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án A D B C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). - Yêu cầu HS tìm được 8 từ ngữ địa phương và các từ ngữ toàn dân tương ứng. Ví dụ: Heo: Lợn Ba: Bố Bắp: Ngô Má: Mẹ 2 Chén: Bát Khoai mì: Sắn Dù: Ô Trái: Quả (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Câu 6 (2 điểm). Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần chỉ người, kể viêc( kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Sự 2 kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động và sâu sắc hơn. Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: - Ca ngợi tình yêu thương của con người. 1 - Phê phán sự ủy mị bi quan. 1 - Khẳng định nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Nghệ thuật có sức mạnh phi thường trong việc cưu sống con 1 người: “Chiếc lá gieo mầm cho sự sống”. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 11 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” bao bì ni lông được coi là gì ? A. Một loại rác thải công nghiệp B. Một loại chất gây độc hại C. Một loại rác thải sinh hoạt D. Một loại vật liệu kém chất lượng Câu 2: Việc sử dụng bao bì ni lông gây nguy hiểm nhất trong trường hợp nào ? A. Vứt xuống cống rãnh. B. Thải ra biển. C. Đốt cháy. D. Đựng thực phẩm. Câu 3: Văn bản thuyết minh có tính chất gì ? A. Chủ quan, giàu tình cảm,cảm xúc. B. Mang tính thời sự nóng bỏng. C. Uyên bác, chọn lọc. D. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích. Câu 4:Trong những câu sau,câu nào không phải là câu ghép ? A. U van Dần, u lạy Dần. B. Vì sương nên núi bạc đầu. C. Vì sao nên nông nỗi này! D. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (2 điểm): Dấu ngoặc kép trpng các câu sau dùng để làm gì ? a. Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. b. “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. c. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, ra đời. d. Một thế kỉ “văn minh, “khai hóa” của thực dân không làm ra được một tấc sắt. Câu 6 (2 điểm): Các vế trong câu ghép thường được nối với nhau bằng cách nào? Câu 7 (4 điểm): Viết một đoạn văn ngắn ( 7 – 9 câu) phát biểu cảm tưởng của em sau khi đọc xong văn bản “ Hai cây phong” HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 5
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 11 năm 2018 . Môn: Ngữ văn ; Khối lớp:8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án B D C C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (2 điểm). Điền các thành ngữ vào chỗ trống: a. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 0,5 b. Đánh dấu lời nói trực tiếp. 0,5 c. Đánh dấu tên của tác phẩm. 0,5 d. Đánh dấu từ ngữ hàm ý mỉa mai. 0,5 Câu 6 (2 điểm). Các vế trong câu ghép thường được nối với nhau bằng hai cách: - Dùng từ ngữ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ . 0,5 + Nối bằng một cặp quan hệ từ.Ví dụ . 0,5 + Nối bằng một cặp phó từ,đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau( Cặp 0,5 hô ứng). - Không dùng từ nối,giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, 0,5 dấu hai chấm. Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Học sinh có thể nêu cảm nhận riêng của mình, tuy nhiên cần chú ý tập trung vào hai ý chính : - Tình thầy trò cao đẹp (Hai cây phong gắn liền với câu chuyện về thầy 1,5 Đuy-sen). 1,5 - Tình yêu quê hương sâu sắc(học sinh có thể liên hệ đến đoạn văn nói về lòng yêu nước của Ê-ren-bua mà các em đã được học. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 12 năm 2018; Môn Ngữ văn ; Khối lớp 8 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1: Khi nào không nên nói giảm nói tránh: A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa. B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục. C. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật. Câu 2: Hai câu mở đầu bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn nói về vấn đề gì? A. Vai trò của kẻ làm trai. B. Nhiệm vụ của kẻ làm trai. C. Lợi thế của kẻ làm trai. D. Tư thế của kẻ làm trai. Câu 3: Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà được viết theo thể thơ nào ? A. Tự do. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Ngũ ngôn. Câu 4: Bài thơ “Hai chữ nước nhà” viết về đề tài gì? A. Thiên nhiên B. Nông dân C. Lịch sử D. Chiến tranh II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm). Câu 5 (1 điểm): Muốn tạo ra một văn bản thuyết minh hiệu quả, có tính thuyết phục cao thì em phải làm như thế nào ? Câu 6 (3 điểm): Chỉ ra cái hay của câu thơ sau: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Câu 7 (4 điểm): Viết đoạn văn từ 5 đến 10 dòng theo chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật nói quá. Gạch dưới câu văn có sử dụng nghệ thuật nói quá. HẾT (Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm) 7
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Tháng 12 năm 2018. Môn: Ngữ văn; Khối lớp:8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Phương án D B C C II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Gợi ý nội dung trả lời Điểm Câu 5 (1 điểm). Muốn tạo ra một văn bản thuyết minh hiệu quả, có tính thuyết phục cao thì em phải: - Quan sát.học tập,tích lũy tri thức thật rộng lớn,chính xác,đầy đủ,toàn 0,5 diện. 0,5 - Nắm vữg các phương pháp suy luận của tư duy lôgic và cách thức diễn đạt hiệu quả Câu 6 (3 điểm). Cái hay của hai câu thơ “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay”: - Hình ảnh ông đồ đã trở nên trơ trọi ,lạc lõng,tội nghiệp giữa dòng đời. 1,5 - Ông đồ ngồi cô độc trong khung cảnh thiên nhiên buồn vắng chỉ có lá vàng và mưa bụi bay.Tác giả đã lấy cái nền thiên nhiên để bộc lộ tâm 1,5 trạng con người,gợi nên nỗi buồn vắng lạnh trong lòng ông đồ, khiến ta cảm thấy xót xa, thương cảm cho một kiếp người tài hoa đã bị quên lãng,thương cho một giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã dần mai một và tiêu vong. Câu 7 (4 điểm). * Yêu cầu về hình thức: Viết thành đoạn văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn 1 lọc, chính xác. Nếu học sinh viết 2 đoạn văn thì không cho điểm cấu trúc. - Nội dung: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải sử dụng được biện pháp nghệ thuật nói quá và chỉ được câu văn sử 3 dụng nói quá trong đoạn văn. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày cách khác, nếu đúng giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm để cho điểm theo từng ý tương ứng. HẾT 8