Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 7390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_8_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa lý Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 8 Lớp: 8 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng ở phần BÀI LÀM: Câu 1. Dãy núi nào sau đây thuộc châu Á? A. An-pơ B. Ban-căng C. Hi-ma-lay-a D. An-đét. Câu 2. Các sông ở châu Á có chế độ nước A. rất thất thường. B. khá phức tạp. C. khá đồng đều. D. tương đối đơn giản. Câu 3. Nước nào dưới đây không phải là nước công nghiệp mới? A. Đài Loan. B. Hàn Quốc. C. Trung Quốc. D. Xin-ga-po. Câu 4. Nam Á là một trong những khu vực có nhiều nhất thế giới. A. bão. B. mưa C. tuyết rơi D. hạn hán Câu 5. Các đới khí hậu của châu Á thay đổi theo chiều từ A. tây sang đông. B. bắc xuống nam. C. thấp lên cao. D. duyên hải vào nội địa. Câu 6. Về công nghiệp và dịch vụ, là những nước có trình độ phát triển cao ở châu Á. A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc. B. Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Trung Quốc, Hàn Quốc, I-ran. D. Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a. Câu 7. Chủng tộc nào có số dân đông nhất ở châu Á? A. Môn-gô-lô-ít. B. Nê-grô-ít. C. Ô-xtra-lô-ít. D. Ơ-rô-pê-ô-ít. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Tây Nam Á? A. Có vị trí chiến lược quan trọng. B. Khí hậu nhiệt ẩm dồi dào. C. Tài nguyên dầu mỏ phong phú. D. Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ. Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với nửa phía tây phần đất liền của Đông Á. A. Có khí hậu cận nhiệt lục địa, quanh năm khô hạn. B. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. C. Có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng. D. Mùa đông có gió mùa tây bắc, mùa hạ có gió mùa đông nam. Câu 10. Trong khu vực Đông Á, nước có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng là: A. Hàn Quốc. B. Nhật Bản. C. Triều Tiên. D. Trung Quốc. Câu 11. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có chế độ nước sông lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân, do A. băng tuyết tan. B. chế độ mưa mùa. C. khí hậu hải dương. D. ảnh hưởng của địa hình. Câu 12. Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhờ tập trung phát triển: A. nông nghiệp và công nghiệp để xuất khẩu. B. dịch vụ và công nghiệp chế biển để xuất khẩu. C. nông nghiệp và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. D. công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của châu Á. Câu 14 (2,0 điểm). Giải thích tại sao Tây Nam Á gần biển nhưng lại có khí hậu khô hạn. Câu 15 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á NĂM 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Nước Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc Nhật Bản GDP 11.218 2.259 1.411 4.936 (Số liệu công bố bởi Liên Hợp Quốc (2016) theo vi.wikipedia.org) a. Hãy vẽ biểu đồ cột so sánh GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. b. Nhận xét về GDP của một số nước ở châu Á năm 2016.
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: ĐỊA LÍ 8 Lớp: 8 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng ở phần BÀI LÀM: Câu 1. Dãy núi nào sau đây là ranh giới giữa châu Á và châu Âu? A. An-pơ. B. Ban-căng. C. Hi-ma-lay-a. D. U-ran Câu 2. Các sông ở khu vực Đông Á có chế độ nước: A. tương đối đơn giản. B. khá phức tạp. C. rất thất thường. D. khá đồng đều. Câu 3. Nước nào dưới đây không phải là nước công nghiệp mới? A. Đài Loan. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Xin-ga-po. Câu 4. Tây Nam Á là một trong những khu vực có nhiều nhất thế giới. A. bão. B. mưa C. tuyết rơi D. hạn hán Câu 5. Các đới khí hậu của châu Á thay đổi theo chiều từ: A. tây sang đông. B. thấp lên cao. C. bắc xuống nam. D. duyên hải vào nội địa. Câu 6. Về công nghiệp và dịch vụ, là những nước có trình độ phát triển cao ở châu Á. A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc. B. Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Trung Quốc, Hàn Quốc, I-ran. D. Ấn Độ, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a. Câu 7. Chủng tộc nào có số dân ít nhất ở châu Á? A. Môn-gô-lô-ít. B. Nê-grô-ít. C. Ô-xtra-lô-ít. D. Ơ-rô-pê-ô-ít. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Nam Á? A. Có nhiều hệ thống sông lớn. B. Khí hậu nhiệt ẩm dồi dào. C. Dân cư đông bậc nhất thế giới. D. Đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ. Câu 9. Trong khu vực Đông Á, là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng. A. Hàn Quốc. B. Trung Quốc. C. Triều Tiên. D. Nhật Bản. Câu 10. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có chế độ nước sông lớn nhất vào cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân, do A. chế độ mưa theo mùa. B. băng tuyết tan. C. khí hậu hải dương. D. ảnh hưởng của địa hình. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng với nửa phía tây phần đất liền của Đông Á. A. Có khí hậu cận nhiệt lục địa, quanh năm khô hạn. B. Có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng. C. Mùa đông có gió mùa tây bắc, mùa hạ có gió mùa đông nam. D. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. Câu 12. Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhờ tập trung phát triển: A. nông nghiệp và công nghiệp để xuất khẩu. B. dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu. C. nông nghiệp và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. D. công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Bằng kiến thức đã học, hãy trình bày những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á. Câu 14 (2,0 điểm). Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á. Câu 15 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau: GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU Á NĂM 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Nước Trung Quốc Ấn Độ Hàn Quốc Nhật Bản GDP 11.218 2.259 1.411 4.936 (Số liệu công bố bởi Liên Hợp Quốc (2016) theo vi.wikipedia.org) a. Hãy vẽ biểu đồ so sánh GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. b. Nhận xét về GDP của một số nước ở châu Á năm 2016.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C B B A A B D D B B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của châu Á. 2,0 - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu. 0,5 - Là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến 0,5 vùng xích đạo với 8500km, nơi mở rộng nhất theo chiều tây đông là 9200km. - Tiếp giáp với hai châu lục (Âu, Phi) nằm gần Châu Đại Dương. 0,5 - Tiếp giáp với ba đại dương lớn là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và 0,5 Bắc Băng Dương. Giải thích tại sao Tây Nam Á gần biển nhưng lại có khí hậu khô 2 2,0 hạn? - Có đường chí tuyến đi qua nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí 0,5 tuyến khô, nóng - TNA nằm giữa các phần lục địa Phi rộng lớn và lục địa Á-Âu khổng 0,5 lồ. - Địa hình có nhiều núi cao bao bọc xung quanh 0,5 - Lãnh thổ nằm khuất với hướng gió. 0,5 3 Vẽ biểu đồ cột so sánh GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. 3,0 a Vẽ biểu đồ cột, đúng, đẹp, có chú giải, ghi số liệu 1,5 b Nhận xét về GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. - GDP của một số nước châu Á năm 2016 có sự chênh lệch: 0,5 + Nước có GDP cao nhất là Trung Quốc, đến Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn 0,5 Quốc. + Chênh lệch GDP giữa Trung Quốc với Hàn Quốc lên đến 8 lần. 0,5 Tổng 10,0 Lưu ý: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. - Phần trắc nghiệm mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm - Phần Tự luận học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C B D C A C D B A C B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Những thành tựu trong sản xuất NN ở các nước châu Á: 2,0 - Sản lượng lúa gạo chiếm 93% và lúa mì chiểm 39% sản lượng của 0,5 thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ giải quyết được nhu cầu lương thực trong nước 0,5 và còn dư thừa để xuất khẩu - Thái Lan và Việt Nam hiện nay là hai nước xuất khẩu gạo nhất nhì thế 0,5 giới - Vật nuôi đa dạng.Trâu, bò, cừu, ngựa, dê, lợn,gia cầm ) 0,5 Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu 2 2,0 vực Nam Á? - Do ảnh hưởng của địa hình đặc biệt là dãy Hy-ma-lay-a và Dãy Gát 1,0 Tây ngăn ảnh hưởng của gió mùa TN. + Vùng mưa nhiều sườn ĐN Hy-ma-lay-a, ĐB Ấn-Hằng, vùng ĐB ven 0,5 biển phía tây + Vùng mưa ít:vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đe Can, vùng tây bắc 0,5 Ấn Độ 3 Vẽ biểu đồ cột so sánh GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. 3,0 a Vẽ biểu đồ cột, đúng, đẹp, có chú giải, ghi số liệu 1,5 b Nhận xét về GDP của một số nước ở châu Á năm 2016. GDP của một số nước châu Á năm 2016 có sự chênh lệch: 0,5 + Nước có GDP cao nhất là Trung Quốc, đến Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn 0,5 Quốc. + Chênh lệch GDP giữa Trung Quốc với Hàn Quốc lên đến 8 lần. 0,5 Tổng 10,0 Lưu ý: - Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. - Phần trắc nghiệm mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm - Phần Tự luận học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.