Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 học kỳ I - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 học kỳ I - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2018_2019_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 7 học kỳ I - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN LỊCH SỬ 7 NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Mục tiêu bài kiểm tra 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử thế giới thời trung đại và lịch sử dân tộc các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần. - Nắm được những thành tựu kinh tế , văn hóa tiêu biểu của các thời kỳ và những nét chính về tình hình xã hội. - Giúp học sinh trình bày, lý giải, so sánh được tình hình nước ta từ buổi đầu xây dựng nền độc lập. Sự phát triển của lịch sử dân tộc về xã hội và chống giặc ngoại xâm thời Ngô – Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng khái quát sự kiện , tìm ra những điểm chính , biết thống kê các sự kiện có hệ thống . - Lý giải, so sánh, nhận xét, các sự kiện lịch sử thời Ngô – Đinh - Tiền Lê và Lý - Trần. 3. Thái độ - Có tinh thần yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. - Có thái độ trân trọng đối với các di sản văn hóa lịch sử thế giới và nền văn hóa dân tộc 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tái hiện các kiến thức lịch sử cơ bản. - Năng lực giải thích và so sánh cuộc tiến công tự vệ của Lý Thường Kiệt và so sánh cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba với lần thứ hai. II/ Hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra kết hợp hai hình thức tự luân và trắc nghiệm khách quan. III/ Ma Trận: Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng đề TN TL TN TL TN TL TN TL cộng Các quốc Biết được: người Lý giải được vì sao Liên hệ hiện gia phong tìm ra châu Mĩ; xuất hiện thành thị nay nơi nào kiến thời ngành sản xuất, lực trung đại trên thế giới kì trung lượng sản xuất được mang tên đại châu quan trọng trong Ma-gien-lan Âu các lãnh địa; tác động của thành thị đối với lãnh địa. Số câu:5 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 5 Số Số Số Số Số điểm: điểm:1.25 điểm:0.75 điểm:0.25 điểm:0.25 1.25 Tỉ lệ Tỉ lệ %: Tỉ lệ %: Tỉ lệ %: Tỉ lệ: %:12.5% 7.5 2.5 2.5 12.5% Buổi đầu Biết được kinh đô Lý giải được Đinh Nhận xét được độc lập nước ta dưới thời Bộ Lĩnh được tôn công lao của
  2. thời Ngô Ngô Quyền là Vạn Thắng Đinh Bộ Lĩnh – Đinh – vương với nước ta. Tiền Lê Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm: Số Số Số Số 0.75 điểm:0.25 điểm:0.25 điểm:0.25 điểm:0.75 Tỉ lệ %: Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ: 7.5% %:2.5 %:2.5 %:2.5 7.5% Nước Đại Biết Hiểu Hiểu Việt thời được được bộ được Lý sự máy cuộc chuẩn chính tấn bị quyền công chống thời Lý – của Tống Trần nhà Lý của được tổ sang Nhà chức chặt đất Lý chẽ từ Tống trung để tự ương đến vệ địa phương Số câu: 3 Số Số câu: 1 Số Số câu: 3 Số điểm: câu: 1 Số câu: 1 Số 4.25 Số điểm:0.25 Số điểm:4.25 Tỉ lệ %: điểm:2 Tỉ lệ điểm:2 Tỉ 42.5% Tỉ lệ %:2.5 Tỉ lệ lệ:42.5% %:20 %:20 Ba lần Xác định tên nhân Nhận xét So xác định kháng vật của câu nói về ý sánh lược đồ chiến “Đầu thần chưa rơi nghĩa lịch được cuộc chống xuống đất, xin bệ sử; cách kháng quân xâm hạ đừng lo” đánh chiến lược giặc Mông- của Nguyên nhà Trần. Số câu: 4 Số câu:1 Số câu:1 Số Số câu:1 Số câu: 4 Số điểm: Số Số câu:1 Số Số 3.75 điểm:0.25 điểm:0.25 Số điểm:0.25 điểm:3.75 Tỉ lệ: Tỉ lệ Tỉ lệ điểm:3 Tỉ lệ Tỉ lệ: 37.5% %:2.5 %:2.5 Tỉ lệ %:2.5 37.5% %:30 Số câu: Số câu:4 Số Số câu:4 Số Số câu:1 Số Số câu:3 Số câu: 15 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:1 Số 15 Số điểm: điểm:1 Số điểm:1 Số điểm:0.25 Số điểm:0.75 Số điểm: 10 Tỉ lệ điểm:2 Tỉ lệ điểm:2 Tỉ lệ điểm:3 Tỉ lệ 10 Tỉ lệ %: %:10% Tỉ lệ %:10% Tỉ lệ %:2.5% Tỉ lệ %:7.5% Tỉ lệ: 100% %:20% %:20% %:30% 100%
  3. IV. Đề kiểm tra thời gian: 45 phút A. Trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là A. nông dân tự do. B. nông nô. C. nô lệ. D. lãnh chúa phong kiến. Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán. B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa. C. Sản xuất bị đình đốn. D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị. Câu 3. Thành thị châu Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến? A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến phát triển. B. Cản trở sự phát triển kinh tế lãnh địa. C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa. D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú. Câu 4. Ai là người tìm ra châu Mĩ? A. B. Đi-a-xơ. B. Va-xcô đơ Ga-ma. C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan. Câu 5. Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất lần đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan? A. Eo biển giữa châu Âu và châu Phi. B. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ. C. Mũi cực Nam của châu Phi. D. Mũi cực Nam của Nam Mĩ. Câu 6. Dưới thời Ngô Quyền, kinh đô nước ta đặt ở A. Hoa Lư. B. Cổ Loa. C. Thăng Long. D. Mê Linh. Câu 7. Đinh Bộ Lĩnh được tôn là Vạn Thắng vương nhờ
  4. A. quân của ông mạnh hơn các sứ quân khác, đánh đâu thắng đấy. B. lực lượng của các sứ quân khác lúc này suy yếu. C. liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ. D. ông có tài, được nhân dân ủng hộ, đánh đâu thắng đấy. Câu 8. Công lao của Đinh Bộ Lĩnh với nước ta là gì? A Đánh đuổi giặc ngoại xâm. B. Dẹp “loạn 12 sứ quân”, thống nhất đất nước. C. Đánh thắng giặc ngoại xâm, xây dựng nền độc lập, thống nhất đất nước. D. Phá bỏ nền thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Câu 9. Thời Lý - Trần, bộ máy chính quyền được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Điều đó chứng tỏ A. nhà nước phong kiến đạt đỉnh cao. B. các vua quan tâm đến việc phát triển đất nước. C. sự hoàn chỉnh của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. D. nhà Vua muốn thâu tóm mọi quyền hành. Câu 10. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai? A. Trần Thủ Độ. B.Trần Quốc Tuấn. C. Trần Khánh Dư. D. Trần Nhật Duật. Câu 11. Câu nào dưới đây Không nằm trong ý nghĩa của thắng lợi ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên? A. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc. C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. D. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới. Câu 12. Dựa vào mũi tên hướng tấn công của quân Mông Cổ trên lược đồ xác định dây là lần tấn công nào của chúng?
  5. A. Lần I năm 1258. B. Lần II năm 1285. C. Lần III năm 1287. B. Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? (2đ) Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ? (2đ) Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai? (3đ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 NĂM HỌC 2018-2019 A. Trắc nghiệm: (3.0 diểm) (Mỗi câu đúng được 0,25đ) Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B A C C D B D B C A D A B. Tự luận: (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm *Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó: - Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. 0.5 - Cho quân đội luyện tập và canh phòng. 0.5 Câu 1 - Phong chức tước cho các tù trưởng. chiêu mộ binh lính. 0.5 (2.0 đ) - Lý Thường chủ động tiến công trước để tự vệ. 0.5 * Cuộc tiến công của Lý Thường Kiệt là cuộc tiến công tự vệ vì: - Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi quân 1,0 Câu 2 Tống chuẩn bị cho cuộc xâm lược nước ta. (2.0 đ) - Trong quá trình tấn công ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công. 0,5 - Sau khi thực hiện được mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước. 0,5 *Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai: - Giống: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, 1 chờ thời cơ để phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà Câu 3 trống”. (3.0 đ) - Khác: + Lần thứ ba tập trung tiêu diệt đoàn thuyền chở lương thực của Trương Văn Hổ để quân Mông-Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động 1.5 khó khăn; + Chủ động bố trí trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt thuyền chiến 0.5 của giặc.