Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ky_ii_nam_hoc_2017_2018_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II Năm học: 2017 – 2018 I. YÊU CẦU A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Giúp học sinh nắm lại kiến thức đã học về ba phân môn Văn + Tiếng Việt + Tập làm văn. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - GDHS ý thức tự giác trong làm bài. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức: - Cũng cố các kiến thức đã học trong học kì II về ba phân môn Văn + Tiếng Việt + Tập làm văn. Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp hóa khi làm bài. 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài kiểm tra độc lập, trung thực. C. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: II. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề Chủ đề 1: Tiếng Việt Nhận diện về Xác định trật Nêu khái niệm, kiểu câu, trật tự tự từ tác dụng, xác định từ, vai xã hội và sắp xếp trật tự từ trong câu Số câu Câu:7,8,9,10,11 Câu: 12 Câu: 1 Số điểm 1.25 0.25 1.0 Tỉ lệ % 12.5% 2.5% 10% Chủ đề 2: Văn học Nhận diện Xác định Thuộc bản dịch phương thức biện pháp thơ ,hiểu được nội biểu đạt nghĩa nghệ thuật và dung chính của của câu nghĩa của từ bài thơ. Số câu Câu:3,4,6 Câu: 1,2,5 Câu: 2 Số điểm 0.75 0.75 1.0 Tỉ lệ % 7.5% 7.5% 10% Chủ đề 3: Tập làm văn Viết bài nghị Bài viết lập - Văn nghị luận. luận về một luận chặt vấn đề. chẽ, mạch lạc. Số câu Câu: 3 (TL) Câu: 3 (TL) Số điểm Số điểm: 3,0 Số điểm: Tỉ lệ % 30% 2,0 20% Tổng số câu Số câu 8 Số câu 4 Số câu 2 Số câu 0,5 Số câu 0,5 Tổng số điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm Tỉ lệ % 20% 10% 20% 30% 20% 1
  2. III. ĐỀ BÀI: I. Trắc nghiệm(3đ): Câu 1: Trong bài: “Hịch tướng sĩ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để lên án tội ác và sự ngang ngược của quân giặc ? A. Nhân hóa, liệt kê, so sánh. C. Ẩn dụ, liệt kê, so sánh. B. Hoán dụ, liệt kê, nhân hóa. D. Nói quá, nhân hóa, so sánh. Câu 2: Các câu trong đoạn văn: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, muốn vui vẻ phỏng có được không ?” được trình bày theo cách nào ? A. Diễn dịch. C. Tổng – phân - hợp . B. Quy nạp. D. Song hành. Câu 3: Hai văn bản: “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta”, các tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự. C. Nghị luận. B. Biểu cảm. D. Thuyết minh. Câu 4: Câu văn nào dưới đây tương đương câu “ Theo điều học mà làm”, trong “Bàn luận về phép học”. A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Ăn vóc, học hay. C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 5: Nghĩa của từ “tấp nập” trong “Thuế máu” là gì ? A. Gợi tả tình trạng lộn xộn, ồn ào, không ổn định. B. Gợi tả quang cảnh đông người hoạt động qua lại nhộn nhịp. C. Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau làm một việc. D. Có những cử chỉ, điệu bộ muốn làm ngay một việc gì. Câu 6: Có thể thay thế từ “ Tấp nập” trong “Các bạn tấp nập đầu quân” bằng từ nào ? A. Tất bật. C. Tấp tểnh. B. Huyên náo. D. Nô nức. Câu 7: Trong hội thoại , khi nào người nói “im lặng” mặc dù đã đến lượt mình ? A. Khi muốn biểu thị một thái đô nhất định. B. Khi không biết nói điều gì. C. Khi người nói đang ở trạng thái phân vân, lưỡng lự. D. Cả A, B và C đều đúng. Câu 8: Mục đích của việc chon trật tự từ trong câu là gì ? A. Thể hiện tài năng của người nói. B. Làm cho câu văn trở nên sinh động, thu hút hơn. C. Thể hiện quan niệm của người nói về sự việc được nói đến trong câu. D. Làm cho sự việc được nói đến trong câu trở nên dễ hiểu hơn. Câu 9: Trong nhưng câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến ? A. Chị khất tiền sư đến ngày mai phải không ?(Ngô Tất Tố) B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên) C. Nhưng lại đăng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao) D. Chú mình muốn tớ đùa vui không ? (Tô Hoài) 2
  3. Câu 10: Phương tiện để thực hiện hành động nói là gì ? A. Nét mặt C. Cử chỉ. B. Điệu bộ D. Ngôn từ. Câu 11: Trật tự từ của câu nào nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến ? A. Sen tàn cúc lại nở hoa. ( Nguyễn Du) B. Những buổi trưa hè năng to. (Tô Hoài) C. Lác đác bên sông chợ mấy nhà. ( Bà Huyện Thanh Quan) D. Chàng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. (Kim Lân) Câu 12: Trật tự từ câu nào thể hiện thứ tự trước, sau theo thời gian ? A. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi) B. Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô hoài) C. Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị.( Nam Cao) D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy tiền cho vào.( Nguyên Hồng) II. Tự luận(7đ): Câu 1 (1đ): Thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu ? Lựa chọn trật tự từ trong câu có mấy tác dụng, đó là những tác dụng nào ? Hãy xác định cách sắp xếp trật tự từ trong câu sau và sắp xếp lại theo một cách khác: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.” Câu 2(1đ): Chép lại bản dịch bài thơ “ Đi đường” và cho biết nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ ? Câu 3(5đ):Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa “học” và “hành” ? VI. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm(3đ): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C C C C C D A C C A C A II. Tự luận(7đ): Câu 1(1đ): + Trong câu có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách mang lại một hiệu quả diễn đạt riêng. Người viết cần chọn cho mình một cách sắp xếp phù hợp. + Tác dụng: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói (0.5đ) + Câu văn được sắp xếp theo trình tự trước sau ( tăng tiến). + Sắp xếp lại: Lòng yêu nhà, yêu miền quê, yêu làng xóm trở nên lòng yêu tổ quốc. (0.5đ) Câu 2(1đ): – Chép bài thơ: Đi đường Đi đường mới biết gian lao, 3
  4. Núi cao rồi lại núi cao chập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.(0.5đ) - “ Đi đường” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm xúc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; Từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang(0.5đ) Câu 3(5đ): Bài văn nghị luận yêu cầu làm rõ mối quan hệ giữa “học” và “hành”. +Yêu cầu 1.Kĩ năng: - Kiểu bài: Nghị luận. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc - Các phần các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau 2.Nội dụng : Tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành. +Dàn ý: Mở bài: Nêu khái quát về mối quan hệ giữa học và hành Thân bài:Yêu cầu bài viết phải triển khai những luận điểm sau: - Để trở thành con người co tri thức thì phải có phương pháp học tập đúng đắn. - Lý thuyết có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. - Những chỉ có lý thuyết thôi thì chưa đủ mà còn phải gắn với thực tiễn. - Kết hợp “học” với “hành” là sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn sẽ làm co việc học trở nên sinh động sáng tạo hơn. Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Rút ra bài học cho bản thân. ( Cần trình bày luận điểm rõ ràng, các luận cứ chính xác, mạch lạc, bố cục cân đối rõ ràng.) +Biểu điểm: - Điểm 5 :Đáp ứng đúng yêu cầu trên. Trình bày sạch đẹp lập luận mạch lạc rõ ràng, dẫn chứng x chính xác, không chồng chéo . - Điểm 4: Đáp ứng các yêu cầu trên nhưng còn mắc một số lỗi diễn đạt, trình bày còn lộn xộn - Điểm 2,3:Ý lộn xộn, dẫn chứng sơ sài, lời văn còn lũng củng. - Điểm 0,1: Bài viết quá sơ sài, chưa đúng thể loại , lạc đề 4