Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_i_nam_hoc_2015_2016_so.pdf
- dap_an_van_9_141220177(2).pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 2 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm). Viết phương án đúng vào bài thi. Câu 1: Truyện Kiều (Nguyễn Du) có những giá trị nào về mặt nội dung? A. Hiện thực và nhân đạo. C. Nhân đạo và phê phán. B. Hiện thực và nhân văn. D. Châm biếm đả kích. Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)? A. Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường; ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, khỏe khoắn. B. Xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan. C. Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận; hình ảnh sáng tạo. D. Hình ảnh giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên kết hợp miêu tả. Câu 3: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ. B. Phương châm lịch sự. D. Phương châm về chất. Câu 4: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào? Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợi lên, oi ả. (Làng - Kim Lân) A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu 5 (3,0 điểm). Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? b. Nêu nội dung của đoạn thơ. c. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xác định biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ trên. d. Từ đoạn thơ trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 câu đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc ngày nay. Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn văn sau:
- - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. - Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời. - Vâng. Bác không thích dừng lại ở Sa Pa ạ? - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. - Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì? Nhà họa sĩ phá lên cười: - Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – SGK Ngữ văn 9, tập một, NXBGDVN, 2010) .Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.