Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2019_2020_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có ma trận và đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: SINH HỌC 7 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Ngành động vật nào có kích thước hiển vi, cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống ? A. Ngành động vật nguyên sinh B. Ngành ruột khoang C. Ngành thân mềm D. Ngành chân khớp Câu 2. Thủy tức tự vệ bằng cách nào? A. Nhờ tua miệng B. Chạy trốn kẻ thù C. Nhờ tế bào gai D. Nhờ tế bào mô bì cơ. Câu 3. Đại diện nào sau đây thuộc lớp sâu bọ? A. Tôm sông B. Nhện nhà C. Châu chấu D. Bọ cạp Câu 4. Sán lá gan thích nghi với lối sống? A. Tự do B. Tự dưỡng C. Sống bám D. Ký sinh Câu 5. Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở chỗ? A. có chân giả dài. B. Có chân giả ngắn. C. không có hại. D. Cơ thể đa bào. Câu 6. Nhện có mấy đôi phần phụ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7. Giun đất có hệ thần kinh dạng nào? A. Hệ thần kinh dạng lưới B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch C. Hệ thần kinh dạng ống D. Chưa có hệ thần kinh Câu 8. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành ruột khoang ? A. San hô, hải quỳ, sứa B. San hô, thủy tức, giun đũa C. Sán lá gan, thủy tức, giun đũa D. Trùng sốt rét, trùng kiết lị Câu 9. Người ta thường dùng “thính” để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm? A. Tế bào thị giác phát triển. B. Tế bào khứu giác phát triển C. Thính giác phát triển D. Tôm tìm chỗ trú ẩn Câu 10. Biện pháp để phòng chống giun đũa ký sinh là ? A. Ăn chín uống sôi B. Thường xuyên ăn rau sống C. Thay áo quần thường xuyên D. Nằm màn, rửa tay thường xuyên. Câu 11. Tại sao châu chấu có hệ tuần hoàn đơn giản? A. Do hệ thần kinh phát triển B. Do hệ thống ống khí phát triển đem ô xi tới các tế bào. C. Do hệ tiêu hóa phát triển D. Do châu chấu cần ít năng lượng để hoạt động. Câu 12. Vì sao giun đất được ví như người thợ cày của người nông dân ? A. Vì giun đất tiêu diệt các động vật có hại, bảo vệ đất trồng. B. Vì giun đất phân giải các chất độc trong đất. C. Vì giun đất không phá hoại cây trồng. D. Vì giun đất đào hang làm đất tơi xốp, làm tăng độ phì cho đất. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm chung của lớp cá. Câu 14 (2,0 điểm). Vai trò của lớp sâu bọ? Câu 15 (1,5 điểm). So sánh cách dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị. Câu 16 (1,5 điểm). a. Kể tên 4 đại diện của ngành thân mềm. b. Một số ao mới đào, người ta chỉ thả cá mà không thả trai. Tại sao sau một thời gian có trai trong ao?
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: SINH HỌC 7 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Thủy tức tự vệ bằng cách nào? A.Nhờ tế bào gai B. Chạy trốn kẻ thù C.Nhờ tua miệng. D. Nhờ tế bào mô bì cơ. Câu 2. Sán lá gan thích nghi với lối sống? A.Tự do B. Ký sinh C. Sống bám D. Tự dưỡng Câu 3. Ngành động vật nào có kích thước hiển vi, cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống ? A. Ngành thân mềm B. Ngành ruột khoang C. Ngành động vật nguyên sinh D. Ngành chân khớp Câu 4. Đại diện nào sau đây thuộc lớp sâu bọ? A. Châu chấu B. Nhện nhà C. Tôm sông D. Bọ cạp Câu 5. Nhện có mấy đôi phần phụ? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 6. Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở chỗ? A. Cơ thể đa bào B.Có chân giả dài C. Không có hại D. Có chân giả ngắn. Câu 7. Nhóm động vật nào sau đây thuộc ngành ruột khoang ? A. Sán lá gan, thủy tức, giun đũa B. San hô, thủy tức, giun đũa C. San hô, hải quỳ, sứa D. Trùng sốt rét, trùng kiết lị Câu 8. Giun đất có hệ thần kinh dạng nào? A. Chưa có hệ thần kinh B. Hệ thần kinh dạng lưới C. Hệ thần kinh dạng ống D. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Câu 9. Biện pháp để phòng chống giun đũa ký sinh là ? A. Thay áo quần thường xuyên B. Thường xuyên ăn rau sống C. Ăn chín uống sôi D. Nằm màn, rửa tay thường xuyên. Câu 10. Người ta thường dùng “thính” để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm? A. Tế bào thị giác phát triển. B. Tôm tìm chỗ trú ẩn C. Thính giác phát triển D. Tế bào khứu giác phát triển Câu 11. Vì sao giun đất được ví như người thợ cày của người nông dân ? A. Vì giun đất phân giải các chất độc trong đất. B. Vì giun đất tiêu diệt các động vật có hại, bảo vệ đất trồng. C. Vì giun đất đào hang làm đất tơi xốp, làm tăng độ phì cho đất. D. Vì giun đất không phá hoại cây trồng Câu 12. Tại sao châu chấu có hệ tuần hoàn đơn giản? A. Do hệ thống ống khí phát triển đem ô xi tới các tế bào. B. Do châu chấu cần ít năng lượng để hoạt động. C. Do hệ tiêu hóa phát triển. D. Do hệ thần kinh phát triển. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm chung của ngành chân khớp. Câu 14 (2,0 điểm). Vai trò của lớp cá đối với đời sống con người? Câu 15 (1,5 điểm). Vì sao xếp mực bơi nhanh với ốc sên bò chậm chạp? Câu 16 (1,5 điểm). a. Kể tên 4 đại diện của ngành động vật nguyên sinh? b. Vì sao khi gặp điều kiện sống bất lợi, động vật nguyên sinh vẫn có thể sống sót ?
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ I I.TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng: 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/án A C C D B D B A B A C D II.TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Câu 13 * Đặc điểm chung của lớp cá - Là lớp động vật thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước. 0.5 - Hô hấp bằng mang, bơi bằng vây 0.5 - Tim 2 ngăn, chứa máu đỏ thẩm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. 0.5 - Thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt. 0.5 Câu 14 Vai trò của lớp sâu bọ * Lợi ích: - Làm thực phẩm cho con người 0.25 - Làm thức ăn cho các động vật khác 0.25 - Làm thuốc chữa bệnh 0.25 - Thụ phấn cho cây trồng. 0.25 - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp (tơ tằm) 0.25 - Tiêu diệt sâu hại 0.25 * Tác hại: - Là động vật trung gian truyền bệnh 0.25 - Phá hoại cây trồng, đồ gỗ, hạt ngũ cốc 0.25 Câu 15 * Giống nhau: Đều ký sinh, ăn hồng cầu 0,5 đ * Khác nhau: +Trùng kiết lị: 0,25 đ - Ký sinh ở niêm mạc ruột. 0,25 đ - Lớn hơn hồng cầu, bắt nuốt hồng cầu. 0,25 đ +Trùng sốt rét: 0,25 đ - Ký sinh ở trong máu. - Nhỏ hơn hồng cầu, chui vào hồng cầu ăn chất nguyên sinh Câu 16 a. Bốn đại diện của ngành thân mềm là: ngao, mực,bạch tuộc, ốc sên 1,0 ( HS lấy ví dụ khác đúng vẫn được điểm 0.25 đ/ 1 đại diện) b. Một số ao không thả trai chỉ thả cá nhưng sau một thời gian có trai tại vì: ấu trùng trai bám vào da và mang cá vào ao. Sau một thời gian phát triển thành 0.5 trai trưởng thành.
  4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ II I.TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng: 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/án A B C A B D C D C D C A II.TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm Câu 13 * Đặc điểm chung của ngành chân khớp - Có bộ xương ngoài bằng kitin để nâng đỡ, che chở. 0. 5 - Phần phụ phân đốt, khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt 0.75 - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. 0.75 Câu 14 Vai trò của lớp cá đối với đời sống con người * Lợi ích: - Làm thực phẩm cho con người 0.25 - Cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp, chăn nuôi. 0.25 - Là nguồn dược liệu quý. 0.25 - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu 0.5 - Tiêu diệt các động vật có hại 0.25 * Tác hại: - Một số loài gây độc cho con người 0.5 Câu 15 Xếp mực bơi nhanh với ốc sên bò chậm chạp vì chúng đều mang những đặc điểm 0.5 của ngành thân mềm đó là: - Thân mềm, không phân đốt. 0.25 - Khoang áo phát triển. 0.25 - Có vỏ đá vôi 0.25 - Hệ tiêu hóa phân hóa. 0.25 Câu 16 a. Bốn đại diện của ngành ĐVNS là: Trùng roi,trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng 1,0 giày ( HS lấy ví dụ khác đúng vẫn được điểm 0.25 đ/ 1 đại diện) b. Khi động vật nguyên sinh gặp điều kiện sống bất lợi, động vật nguyên sinh vẫn khó khả năng sống sót do: - Do ĐVNS có khả năng tạo thành lớp vỏ bọc gọi là bào xác. 0.25 - Trong bào xác chúng có thể tồn tại rất lâu, có thể trôi nổi trong nước đến nơi 0.25 khác, gặp điều kiện thuận lợi, phá bào xác thoát ra ngoài.
  5. BẢNG MA TRẬN ĐỀ ĐỀ I Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1. Nắm được đặc điểm Hiểu được cấu tạo của So sánh được đặc Động vật chung của ĐVNS. ĐVNS điểm giữa các ĐVNS nguyên sinh 20% = 2,0 điểm 12,5% = 0,25 12.5% = 0,25 điểm= 1 75%=1,5 điểm= 1 điểm= 1 Câu Câu câu Chủ đề 2. Nắm được đặc điểm Hiểu được cấu tạo của Ngành Ruột chung của ngành ruột khoang. khoang ruột khoang 5% = 0,5 điểm 50% = 0,25 điểm= 50% = 0,25 điểm= 1 1 Câu Câu Chủ đề 3. Nêu các đại diện Hiểu được đặc điểm Vận dụng phòng tránh Vận dụng giải Các ngành Giun của các ngành giun cấu tạo của giun đốt các loài giun ký sinh thích được vai trò của Giun đất trong trồng trọt 10% = 1,0 điểm 25% = 0,25 điểm= 25% = 0,25 điểm= 1 25% = 0,25 điểm= 1 25% = 0,25 điểm= 1 câu câu câu 1 câu Chủ đề 4. Nắm được các đại Vận dụng kiến Ngành Thân diện của ngành. thức để giải thích mềm hiện tượng thực tế. 15% = 1,5 điểm 66,7% = 1,0 điểm= 33,3% = 0,5 điểm= 1 câu 1 câu Chủ đề 5. - Nắm được các đại - Hiểu được cấu tạo Vận dụng kiến thức Giải thích được cấu Ngành Chân diện của ngành. của lớp hình nhện. để giải thích đặc điểm tạo hệ tuần hoàn khớp - Vai trò của ngành sinh lý của tôm. của châu chấu chân khớp đối với con thích nghi với đời người. sống 30% = 3,0 điểm 8,3% = 0,25 75% = 2,25 điểm=2 8,3% = 0,25 điểm=1 8,3% = 0,25 điểm=1 câu câu câu điểm=1 câu Chủ đề 6. Nắm được đặc điểm Các lớp cá chung của lớp cá. 20% = 2,0điểm 100% = 2,0 điểm 100% = 10 điểm 40% = 4 điểm 30% = 3 điểm 20% = 2 điểm 10% = 1 điểm
  6. ĐỀ II Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1. Nắm được các đại Hiểu được cấu tạo của Vận dụng giải thích Động vật diện và đặc điểm ĐVNS được hiện tượng nguyên sinh chung của ĐVNS. thực tế liên quan đến đời sống ĐVNS 20% = 2,0 điểm 62,5% = 1,25 12.5% = 0,25 điểm= 1 25%=0,5 điểm= 1 điểm= 2 Câu Câu câu Chủ đề 2. Nắm được đặc điểm Hiểu được cấu tạo của Ngành Ruột chung của ngành ruột khoang. khoang ruột khoang 5% = 0,5 điểm 50% = 0,25 điểm= 50% = 0,25 điểm= 1 1 Câu Câu Chủ đề 3. Nêu các đại diện Hiểu được đặc điểm Vận dụng phòng tránh Vận dụng giải thích Các ngành Giun của các ngành giun cấu tạo của giun đốt các loài giun ký sinh được vai trò của Giun đất trong trồng trọt 10% = 1,0 điểm 25% = 0,25 điểm= 25% = 0,25 điểm= 1 25% = 0,25 điểm= 1 25% = 0,25 điểm= 1 câu câu câu 1 câu Chủ đề 4. Vận dụng so sánh Ngành Thân được điểm chung giữa mềm các đại diện 15% = 1,5 điểm 100%=1,5 điểm = 1 câu Chủ đề 5. - Nắm được các đại - Hiểu được cấu tạo Vận dụng kiến thức Giải thích được cấu Ngành Chân diện và đặc điểm của lớp hình nhện. để giải thích đặc điểm tạo hệ tuần hoàn khớp chung của ngành. sinh lý của tôm. của châu chấu thích nghi với đời sống 30% = 3,0 điểm 75% = 2,25 8,3% = 0,25 điểm=1 8,3% = 0,25 điểm=1 8,3% = 0,25 điểm=2 câu câu câu điểm=1 câu Chủ đề 6. Hiểu được vai trò của Các lớp cá lớp cá. 20% = 2,0điểm 100% = 2,0 điểm 100% = 10 điểm 40% = 4 điểm 30% = 3 điểm 20% = 2 điểm 10% = 1 điểm