Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân (Có ma trận và đáp án)

doc 7 trang thungat 9190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_4_cuoi_hoc_ky_i_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 4 - Cuối học kỳ I - Năm học 2017-2018 - Trường TH Nguyễn Viết Xuân (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT – CUỐI KÌ I LỚP 4 Năm học : 2017 – 2018 Bài kiểm tra đọc Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 2 2 1 1 4 2 Đọc hiểu 1 Câu số 1, 2 3, 4 5 6 văn bản Số điểm 1 đ 1 đ 1 đ 1đ 2 đ 2 đ Số câu 1 1 1 1 2 2 Kiến thức 2 Câu số 7 8 9 10 tiếng Việt Số điểm 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ Tổng số câu 3 3 2 2 6 4 Tổng số 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm 2 điểm 7 điểm Bài kiểm tra viết Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 Viết Câu số 1 1 1 chính Số 2 đ tả 2 đ điểm Số câu 1 1 Viết Câu số 2 2 2 văn Số 8 đ 8 đ điểm Tổng số câu 1 1 2 Tổng số 1 1 2 Tổng số điểm 2 điểm 8 điểm 10 điểm
  2. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên học sinh: . Năm học: 2017 – 2018 Lớp: Môn: Tiếng Việt (Đọc - hiểu) Trường: TH Nguyễn Viết Xuân Ngày tháng . năm 2017 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Điểm đọc Điểm viết Điểm chung tiếng thầm Đề ra Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học từ bài 11A đến bài 17C (HDH tập 1B – Sách thử nghiệm), sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc- hiểu: Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập theo yêu cầu. Ông Trạng tả diều. Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo Trinh Đường) Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
  3. Câu 1: Nguyễn Hiền sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh như thế nào?: (M1) A. Gia đình giầu có B. Gia đình nghèo khó C. Gia đình buôn bán D. Gia đình cán bộ Câu 2: Lúc nhỏ Nguyễn Hiền đã biết làm đồ chơi gì để chơi? (M1) A. Làm diều B. Làm ô tô C. Làm máy bay D. Làm con rối Câu 3: Mỗi lần có kỳ thi ở trường, Nguyễn Hiền làm bài thi vào đâu để xin thầy chấm hộ: (M2) A. Giấy kiểm tra B. Giấy dó C. Lá chuối D. Lưng trâu Câu 4: Vua mở khoa thi, Nguyễn Hiền đã đạt được kết quả như thế nào? (M2) A. Đỗ Đại học B. Đỗ Bảng nhãn C. Đỗ Trạng nguyên D. Đỗ Tú tài Câu 5: Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"?(M3) Câu 6: Câu chuyện Ông Trạng thả diều giúp em hiểu ra điều gì?(M4) Câu 7: Trong câu “Chú bé rất ham thả diều”. Đâu là bộ phận chủ ngữ trong câu: (M1) A. Chú B. Chú bé C. Rất ham D. Thả diều Câu 8: Trong các từ dưới đây dòng nào toàn là động từ? (M2) A. Sáu tuổi, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. B. Học, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. C. Chú, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. D. Thầy, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở. Câu 9: Xác định thành phần vị ngữ trong câu “Chú bé rất ham thả diều”. (M3) Câu 10: Đặt câu hỏi cho trường hợp: Tỏ thái độ khen, chê.(M4)
  4. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên học sinh: . Năm học: 2017 – 2018 Lớp: Môn: Tiếng Việt (Viết) Trường: TH Nguyễn Viết Xuân Ngày tháng . năm 2017 Thời gian: 35 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm viết Nhận xét của giáo viên Điểm CT Điểm TLV Điểm chung Kiểm tra viết: 1. Chính tả (15 phút): Nghe – viết Bài: Văn hay chữ tốt (Viết từ Sáng sáng đến hết) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Văn hay chữ tốt” ( Viết đoạn 3- HDH tập 1B trang 48)
  5. 2. Tập làm văn. Đề bài: Em hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt Năm học 2017 - 2018 A. Kiểm tra đọc: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm). HS bốc thăm chọn bài đọc và trả lời 1đến 2 câu hỏi bài tập đọc theo yêu cầu trong thăm mà GV đã chuẩn bị. Căn cứ vào mức độ đọc của học sinh và trả lời được câu hỏi giáo viên đánh giá cho điểm. II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu 1: ý B. Gia đình nghèo khó ( 0,5 điểm) Câu 2: ý A. Làm diều ( 0,5 điểm) Câu 3: ý C. Lá chuối ( 0,5 điểm) Câu 4: C. Đỗ Trạng nguyên. ( 0,5 điểm) Câu 5: Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn là một chú bé ham thích chơi diều. ( 1 điểm) Câu 6: Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. ( 1 điểm) Câu 7: B. Chú bé ( 0,5 điểm) Câu 8: B. Học, làm bài, nhờ bạn, đặt tên, mượn vở ( 0,5 điểm) Câu 9: rất ham thả diều ( 1 điểm) Câu 10: Ví dụ: Sao hôm nay mình giỏi thế nhỉ? (Căn cứ vào câu hỏi HS đặt để Gv ghi điểm) ( 1 điểm) B.Kiểm tra viết.( 10 điểm) I. Viết chính tả: (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 2 điểm + Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), trừ 0,25 điểm/ 2 lỗi. II. Tập làm văn ( 8 điểm) Bài viết đảm bảo yêu cơ bản sau: Viết được bài văn tả đồ vật, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần. Nội dung Yêu cầu Điểm - Mở bài Giới thiệu được đồ vật mình tả. 1 điểm - Thân bài: Tả bao quát đồ vật, tả các đặc điểm chi 5 điểm
  7. tiết nổi bật của đồ vật, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả - Kết bài: Nêu tình cảm của mình đối với đồ vật 1 điểm đó. - Trình bày + Chữ viết, chính tả: Trình bày đúng 0,5 điểm quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng + Dùng từ, đặt câu: Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự 0,5 điểm nhiên, chân thực. Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. ___