Đề ôn cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019

docx 4 trang thungat 3410
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_2_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề ôn cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019

  1. ĐỀ CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 2B Môn: Tiếng Việt A. Kiểm tra đọc Cho đoạn văn sau : Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát: - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc một đoạn trong văn bản (3 điểm) - Trả lời một câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc (1 điểm) II. Đọc hiểu kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) Dựa vào bài đọc trên em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng từng câu hỏi dưới đây. Câu 1 (0,5 điểm – M1): Hơ- bia là một cô gái như thế nào? A. Xinh đẹp B. Lười biếng C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng Câu 2 (0,5 điểm – M2): Thóc gạo bỏ Hơ - bia đi lúc nào? A. Sáng sớm B. Chiều tối C. Đêm khuya Câu 3 (0,5 điểm – M2): Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi.
  2. B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi. Câu 4 (0,5 điểm – M2): Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia? a. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. b. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. c. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. Câu 5 (0,5 điểm – M1): Các từ chỉ đặc điểm trong câu “Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là: a. xinh đẹp b. lười biếng c. xinh đẹp, lười biếng Câu 6 (0,5 điểm – M2): Bộ phận in đậm trong câu “Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.” Trả lời cho câu hỏi: a. Vì sao? b. Ở đâu? c. Khi nào? Câu 7 (1 điểm – M3): Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Câu 8 (1 điểm – M3): Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của thóc gạo? . Câu 9 (1 điểm – M4): Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
  3. B. Kiểm tra viết 1. Chính tả (4 điểm) Bài viết: Giúp bà Hôm này bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui. 2. Viết văn (6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về mùa hè theo gợi ý sau: a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? b) Thời tiết mùa hè như thế nào? c) Mùa hè có những loại hoa quả gì? d) Em thường làm gì vào mùa hè?
  4. Đáp án Tiếng Việt Dựa vào bài đọc trên em hãy và khoanh vào chữ cái ý trả lời đúng từng câu hỏi dưới đây. 1 2 3 4 5 6 C C B A C B Câu 7: Viết đúng câu hỏi được 1 điểm Khi nào chúng bỏ nhau vào rừng? Chúng bỏ nhau vào rừng khi nào? Câu 8: Trả lời đúng ý được 1 điểm. - Thóc gạo có lòng vị tha và thật là tốt bụng. Câu 9: Trả lời đúng ý được 1 điểm. - Cần phải quý thóc gạo và siêng năng làm việc. Biết nhận lỗi và sửa lỗi.