Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 2

doc 3 trang thungat 2410
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 2

  1. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm ) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Bài thơ “Viếng lăng Bác” là của tác giả: A. Thanh Hải C. Huy Cận B. Viễn Phương D. Chính Hữu ĐÁP ÁN: B Câu 2: Những bài thơ nào dưới đây được viết sau năm 1975? A. Đồng chí C. Đoàn thuyền đánh cá B. Mùa xuân nho nhỏ D. Sang thu ĐÁP ÁN: B, D Câu 3: Bài thơ “Nói với con”của Y Phương được viết theo thể thơ gì? A. Thể thơ tự do C. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt B. Thể thơ thất ngôn bát cú D. Thể thơ song thất lục bát ĐÁP ÁN: A Câu 4: Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận ĐÁP ÁN: C Câu 5: Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được hiểu như thế nào? A. Đi chậm chạp, thong thả C. Cố ý chậm lại B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói. nghiêng ngả ĐÁP ÁN: C Câu 6: Hình ảnh cây tre ở đầu và cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” có ý nghĩa gì? A. Cây tre là một vật dụng thủ công mỹ nghệ độc đáo của nước ta. B. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam. C. Cây tre là biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên trì của dân tộc. D. Cả B và C đều đúng. ĐÁP ÁN: D II/ TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm ) Cho đoạn thơ sau: “ Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả 1
  2. Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” ( Ngữ văn 9- tập 2) Câu 1: (1,0 điểm) Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? ĐÁP ÁN: - (0,25 điểm) Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. - (0,25 điểm) Của Thanh Hải. - (0,5 điểm) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Câu 2: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra những điệp từ có trong đoạn thơ trên và cho biết “Lộc” ở đây có nghĩa là gì? ĐÁP ÁN: - Điệp từ : Mùa xuân; Lộc; Tất cả; Đất nước (0,5 điểm) - “Lộc” ở đây có nghĩa là nhành non, cây non. (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm) Có bạn chép nhầm từ “ xôn xao” trong đoạn thơ trên bằng từ “lao xao”.Việc chép nhầm như vậy có ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu thơ không? Vì sao? ĐÁP ÁN: - Việc chép nhầm như vậy có ảnh hưởng rất lớn tới ý nghĩa của câu thơ. - Bởi vì: + Từ “xôn xao”: Trạng thái vui vẻ, hồ hởi, niềm phơi phới của mọi người khi mùa xuân đến. + Từ “lao xao”: Những âm thanh hỗn độn, xô bồ. =>Vì vậy nếu dùng từ “lao xao” thì sẽ không thể hiện được sức xuân đang đến với con người và cuộc sống. Câu 4: (3,5 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch phân tích đoạn thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (gạch dưới thành phần phụ chú và những từ ngữ dùng làm phép lặp). ĐÁP ÁN: Đoạn văn phải đảm bảo các yêu cầu sau: *. Về hình thức: (1.0 điểm) - Đoạn văn: Diễn dịch . (0,5 điểm) - Độ dài khoảng 12 câu. (0,5 điểm) *. Về nội dung: (1.5 điểm) - Hình ảnh mùa xuân đất nước: người cầm súng, người ra đồng -> hai lực lượng chính trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.(0,25điểm) 2
  3. - Điệp từ “lộc” mang tính khẳng định kết hợp với các từ láy “hối hả”, “xôn xao” tạo một không khí khẩn trương, tràn đầy sức xuân ->niềm lạc quan, tin tưởng vào thành quả cách mạng.(0,5 điểm) - Suy tưởng về vẻ đẹp của đất nước: + “Đất nước bốn ngàn năm - Vất vả và gian lao”: Hình ảnh đất nước vừa lớn lao vừa gần gũi. Nghệ thuật nhân hóa: vất vả trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử. Vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.(0,25 điểm) + “Đất nước như vì sao”: Hình ảnh so sánh độc đáo, giàu ý nghĩa. Phó từ “cứ” đặt ở đầu câu khẳng định sức mạnh, thế đi lên vững vàng của dân tộc, vẻ đẹp tỏa sáng rạng ngời thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của vào giả vào đất nước. (0,5 điểm) - Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành phần phụ chú).(0,5 điểm) - Đoạn văn sử dụng sử dụng những từ ngữ dùng làm phép lặp (gạch chân những từ ngữ dùng làm phép lặp).(0,5 điểm) 3