Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.docx
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 7
- ĐỀ SỐ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2016-2017 Môn Ngữ văn 9 Phần I : Trắc nghiệm. (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên được sáng tác vào năm nào? A.1962 B.1966 C.1963 D.1969 Đáp án A Câu 2. Dòng nào nêu đầy đủ tên các bài thơ có nội dung đề cập đến tình cảm của cha mẹ đối với con cái ? A. Sang thu, Con cò B. Con cò, Nói với con. C. Viếng lăng Bác, Nói với con. D. Mùa xuân nho nhỏ, Con cò. Đáp án B Câu 3 .Câu thơ “ Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ !” có sử dụng thành phần biệt lập nào? A.Thành phần phụ chú. B. Thành phần cảm thán. C. Thành phần tình thái. D.Thành phần gọi đáp. Đáp án D Câu 4. Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt chặng đường đời từ : A. Tuổi đến trường- đến lúc trưởng thành- đến suốt cuộc đời B. Từ thuở trong nôi- đến tuổi tới trường- đến lúc trưởng thành- đến suốt cuộc đời. C. Từ thuở trong nôi- đến tuổi tới trường. D. Từ lúc sơ sinh- đến tuổi tới trường- đến lúc trưởng thành. Đáp án B Câu 5. Đề tài của bài thơ “ Con cò” là gì ? A. Tình yêu quê hương đất nước. B. Tình mẫu tử C. Tình yêu cuộc sống. D. Lòng nhân ái. Đáp án B Câu 6. Bài thơ “Con cò” được Chế Lan Viên sáng tạo trên cơ sở nào? A. Những câu hát ru quen thuộc. B. Hình ảnh con cò trong ca dao C. Hình ảnh con cò trong những câu hát ru. D. Những câu ca dao viết về loài vật . Đáp án C Phần II: Tự luận. (7điểm) Chođoạntrích: : "Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy
- chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế ” Câu 1 (1 điểm) Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào ? Của ai ? Hoàn cảnh sáng của tác phẩm ? Đáp án - Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” 0.25đ Câu 1. - Tác giả : Lê Minh Khuê 0,25đ (1 điểm) - Năm 1971 0.25 - Những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt 0,25 trên tuyến đường Trường Sơn. Câu 2 (1 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ? Đáp án - Ngôi kể thứ nhất 0.25đ Câu 2. (1 điểm) - Miêu tả chi tiết tâm lí nhân vật để thấy sự hồi hộp lo 0.5 lắng của nhân vật cho công việc chung, từ đó thể hiện tinh thần dũng cảm của nhân vật. - Truyện được kể từ ngôi thứ nhất người kể chuyện lại là người trong cuộc ->làm tăng tính chất thuyết phục 0,25 của tác phẩm . Câu 3 (1,5 điểm) Đoạn văn sử dụng kiểu ngôn ngữ đối thoại , độc thoại hay độc thoại nội tâm ? Vì sao ? Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn? Đáp án - Sử dụng độc thoại nội tâm. 0.25đ Câu 3. - Vì đó chỉ là ý nghĩ của Phương Định. Trong đoạn 0,25đ (1,5điểm) văn có câu “tôi nghĩ thế” - Đoạn văn sử dụng nhiều câu đơn, câu đặc biệt, câu 0.5đ rút gọn. - Diễn tả sự nguy hiểm của công việc họ đang làm 0,5đ ,cũng miêu tả sự hồi hộp,lo lắng của nhân vật. Câu 4 (3,5 điểm) Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12-15 câu trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dũng cảm của
- Phương Định. Trong đoạn văn có sử dụng một câu chứa thành phần tình thái và phép thế. Gạch chân câu chứa thành phần tình thái và phép thế. Đáp án - Hình thức: Câu 4 + Đúng hình thức đoạn văn tổng phân hợp, đủ số câu. 0.5đ (3,5 + Có câu thành phần tình thái.( chỉ rõ) 0,5đ điểm) + Có chứa phép thế. ( chỉ rõ) 0,5đ - Nội dung: + Truyện được kể từ ngôi thứ nhất người kể chuyện lại là 0.5đ người trong cuộc thế nhưng cho dù công việc có nguy hiểm đến đâu nhưng chưa một lần Phương Định kêu ca phàn nàn ,trái lại cô luôn cho rằng: quen rồi + Tinh thần trách nhiệm với công việc còn được kích thích 0.5đ bởi lòng tự trọng, tinh thần dũng cảm + Đứng giữa sự sống và trách nhiệm với công việc cô lo 0,5 đ lắng cho công việc nhiều hơn. Cô coi trọng công việc hơn cả tính mạng của bản thân. + Nhà văn đã miêu tả chi tiết chân thực tâm lí nhân vật 0,5đ những hồi hộp lo lắng cho công việc. Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5đ. Học sinh được phép viết trên dưới 2 câu.