Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 11

doc 3 trang thungat 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_11.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 11

  1. ĐỀ SỐ 11 Phần I: Trắc nghiệm ( 3,5 điểm ) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Văn bản “Nhớ rừng” của tác giả nào? A. Tế Hanh B. Thế Lữ C. Vũ Đình Liên D. Tố Hữu Câu 2. Có ý kiến rằng “Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật khiến cho sự vật có một vẻ đẹp có một ý nghĩa” A. Đúng B. Sai Câu 3. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Khi con tu hú”: A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng. B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn tù ngục. C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời. D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù. Câu 4. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ( trích: Quê hương- Tế Hanh ) A. Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi B. Vị mặn mòn của biển. C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng. D. Người dân chài đầy vị mặn Câu 5. Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy? A. Ồn ào B. Tấp nập C. Thân thể D. Xa xăm Câu 6. Câu thơ “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe.” ( Trích bài thơ Quê Hương - Tế Hanh ) thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán Câu 7. Câu thơ “ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” ( Trích bài thơ Quê Hương - Tế Hanh) thuộc kiểu hành động nói gì? A. Hỏi B. Trình bày
  2. C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc Phần II. Tự luận Câu 1( 1,5 điểm) Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng “ là gì? Câu 2: (1,5 điểm) Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ ? Câu 3: (3,5 điểm) Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A A C C C B II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm): Câu 1. (1,5 điểm): - Niềm khát khao tự do mãnh liệt - Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường,gỉa dối - Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc Câu 2. (1,5 điểm): - Giải thích: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ một cách kín đáo, sâu sắc nỗi chán ghét thực tại và khao khát tự do mãnh liệt. ( 0,5 đ) - Tác dụng: + Tạo cho bài thơ có nhiều lớp nghĩa, tạo tính khách quan của cảm xúc ( 0,5 đ) + Giai đoạn 1930-1945 nước ta đang ở trong vòng nô lệ của thực dân Pháp, đây là bài thơ được đăng lên báo chắc chắn bị bọn thực dân kiểm duyệt vì vậy tác giả phải mượn hình tượng con hổ để nói lên tâm sự thầm kín của mình ( 0,5 đ) Câu 3. (3,5 điểm): Yêu cầu: - Xác định đúng thể loại: Thuyết minh. - Xác định đúng đối tượng thuyết minh (là một danh lam thắng cảnh ). - Biết cách kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết một cách hợp lí. - Diễn đạt trong sáng, sinh động. - Câu văn đúng chính tả, đúng ngữ pháp, viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể: a) Mở bài - Giới thiệu về danh lam thắng cảnh: vị trí, ý nghĩa danh lam thắng cảnh đối với quê hương. b) Thân bài - Nêu vị trí địa lí, quá trình hình thành và phát triển - Cấu trúc quy mô, tính chất. - Phong tục tập quán, lễ hội. c) Kết bài Tình cảm của em đối với danh lam thắng cảnh đó. * Giáo viên tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà cho điểm cho hợp lí và chính xác.