Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 15

doc 2 trang thungat 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_15.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 15

  1. ĐỀ SỐ 15 I. Phần trắc nghiệm: (3,5 điểm) Câu 1: Tác phẩm “Chiếu dời đô” là sáng tác của ai? A. Trần Quang Khải. B. Trần Quốc Tuấn. C. Lý Thường Kiệt. D. Lý Công Uẩn. Câu 2: Tác phẩm “Chiếu dời đô” được sáng tác năm nào? A. 1010. B. 958. C. 1789 D. 1859. Câu 3: Tên kinh đô cũ của hai triều Đinh, Lê là gì? A. Huế. B. Cổ Loa. C. Hoa Lư. D. Thăng Long. Câu 4: Câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định. Đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”. A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô. B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô. C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô. D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua. Câu 6: Hãy sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời đô là cần thiết. a. Thuyết phục người nghe bằng cách chỉ rõ những điều kiện thuận lợi của thành Đại La. b. Tác giả đưa ra những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện, trái lại luôn đáp ứng yêu cầu của các vương triều phong kiến, phù hợp với ý dân và mệnh trời. c. Kết luận: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. d. Kinh đô Hoa Lư không thích hợp nữa bởi nó không đáp ứng được những yêu cầu trên. Câu 7: Từ nào có thể thay thế từ “mưu toan” trong cụm từ “mưu toan nghiệp lớn”? A. Mưu sinh. B. Âm mưu. C. Mưu hại. D. Mưu tính. II. Phần tự luận: (6,5 điểm) Câu 1: Em hiểu thế nào về thể loại Chiếu? Câu 2: Cho ba ví dụ về câu phủ định và nêu chức năng của nó. Câu 3: Qua bài Chiếu dời đô em hãy làm sáng tỏ vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô?
  2. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 3.5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D A C B C B,D,A,C D II. TỰ LUẬN: II. Phần tự luận: (6,5 điểm) Câu 1: 1,5 điểm. Đặc điểm chung của thể Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua xuống thần dân. Chức năng là công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện. Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu. Bài Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi, có xen câu văn biền ngẫu – những cặp câu hoặc đoạn câu cân xứng với nhau. Câu 2: 1,5 điểm. HS cho ba ví dụ về câu phủ định và nêu chức năng của nó. Mỗi ví dụ được 0.5 điểm Câu 3: 3,5 điểm. a. Mở bài: ( 0,5 điểm) - Giới thiệu vài nét về Lí Công Uẩn. - Vai trò của Lí Công Uẩn trong việc dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La. b. Thân bài: (2,5 điểm) - Để thuyết phục dời đô Lí Công Uẩn đã viện dẫn sử sách về việc dời đô như thế nào? Mục đích của việc dời đô đó? - Tác giả đã soi sử sách vào tình hình thực tế của hai triều đại Đinh, Lê ra sao? Và hậu quả như thế nào? - Bên cạnh lí là tình ''Trẫm rất đau xót về việc đó'', lời văn tác động cả tới tình cảm người đọc, tác giả bộc lộ khát vọng xây dựng đất nước như thế nào? - Theo Lí Công Uẩn thành Đại La có nhiều lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước? (Về vị thế địa lí; Về vị thế chính trị, văn hóa) -> Như vậy về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện tốt nhất để trở thành kinh đô của đất nước nước ta đang trên đà lớn mạnh, thể hiện ý chí tự cường dân tộc. - Qua đó, ta thấy Lý Công Uẩn có vai trò gì trong việc dời đô? - Liên hệ đến Thăng Long - Hà Nội để thấy sự đúng đắn của việc dời đô đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử nước ta? c. Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định vấn đề. - Suy nghĩ của bản thân.