Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 12 - Khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia - Mã đề 209 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 12 - Khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia - Mã đề 209 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_mon_lich_su_lop_12_khao_sat_chat_luong_theo_ky_thi.doc
Nội dung text: Đề ôn thi môn Lịch sử Lớp 12 - Khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia - Mã đề 209 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KSCL THEO KÌ THI THPT QUỐC GIA Môn: Lịch sử. Lớp 12. Mã đề 209 Thời gian làm bài : 50 phút Ngày thi: 28 tháng 6 năm 2020 Câu 1: Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là: A. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ. B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật Liên Xô. C. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô. D. Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân. Câu 2: Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác là: A. sự ra đời của tổ chức Công hội (1920). B. sự xuất hiện các tổ chức cộng sản (1929). C. cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925). D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập (1925). Câu 3: Nguyên nhân quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. sự đoàn kết của ba nước Đông Dương. B. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. sự lãnh đạo sáng suốt của ĐCS Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh. D. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 4: Cho các dữ liệu sau về nước Mĩ sau năm 1945: 1). Kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài. 2). Tổng thống Truman triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 3). Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. 4). Nước Mĩ bị tấn công khủng bố tại Trung tâm Thương mại Thế giới. 5). Mĩ đưa ra chiến lược “Cam kết và mở rộng”. 6). Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian. A. 2-1-3-5-6-4. B. 1-2-4-3-6-5. C. 1-3-4-2-6-5. D. 4-1-3-2-6-5. Câu 5: Trong quãng thời gian nào là thời cơ để cách mạng Việt Nam giành chính quyền? A. Từ khi Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng minh đến khi Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ quân quản. B. Từ khi Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng minh đến khi quân Nhật rút về nước. C. Từ khi Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào nước ta. D. Từ khi Nhật ký văn kiện đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào nước ta. Câu 6: Di sản lí luận quan trọng nhất của V.I. Lênin đã kế thừa và phát triển Học thuyết của C.Mác và Ph. Ăng- ghen là: A. Chính sách Cộng sản thời chiến. B. Chính sách Kinh tế mới. C. Luận cương Tháng tư. D. Thành lập Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Câu 7: Từ thực tiễn Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương năm 1954, theo anh(chị) bài học quan trọng nhất có thể rút ra cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này là gì? A. Không để thời gian thực thi Hiệp định quá dài. B. Vấn đề của Việt Nam phải do Việt Nam tự quyết định. C. Không được tạo ra những vùng chia cắt riêng biệt trên lãnh thổ. D. Phải có sự giàng buộc về trách nhiệm thi hành các hiệp định. Câu 8: Điểm chung về hoạt động quân sự của quân dân Việt Nam trong các chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu - đông năm 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là có sự kết hợp giữa: A. tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân. B. bao vây, đánh lấn và đánh công kiên. C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. D. đánh điểm, diệt viện và đánh vận động. Câu 9: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là gì? Trang 1/5 - Mã đề thi 209
- A. ổn định tình hình chính trị-xã hội ở miền Nam. B. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước. C. khắc phục hậu quả chiến tranh. D. thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Câu 10: Vì sao trong những năm 1936 - 1939, ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai, hợp pháp? A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới. B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên nắm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa. C. Bọn phát xít lên cầm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa. D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, cho phép nhân dân thuộc địa được tự do đấu tranh. Câu 11: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt độríg chống phá miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia. D. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 12: Sự kiện quốc tế sau chiến tranh thế giới I đã ảnh hưởng nhất tới cách mạng Việt Nam? A. Các tổ chính trị lần lượt được thành lập, Quốc tế III ra đời lãnh đạo cách mạng thế giới. B. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới. C. Sự phát triển của phong trào cách mạng nhất là phong trào công nhân ở các nước tư bản. D. Đảng cộng sản ở các nước Pháp, Trung Quốc lần lựợt thành lập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Câu 13: Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là: A. cả hai khuynh hướng tư sản và vô sản đều sử dụng bạo lực để loại trừ nhau. B. sự tồn tại song song của khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản. C. khuynh hướng vô sản phát triển nhờ kinh nghiệm của khuynh hướng tư sản. D. sau thất bại của khuynh hướng tư sản, khuynh hướng vô sản phát triển mạnh. Câu 14: Sự kiện nào đã hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau 1975? A. Hội nghị hiệp thương của đại biểu 2 miền Bắc Nam tại Sài Gòn (21/11/1975). B. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên (24/6 đến 3/7/1976). C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976). D. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 15: Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là: A. Nguyễn Ái Quốc. B. Lê Hồng Phong. C. Trần Phú. D. Nguyễn Thị Minh Khai. Câu 16: Đâu là điểm hơn hẳn của Hiệp định Pari so với Hiệp định Giơnevơ? A. Buộc kẻ thù phải cam kết trao trả tù binh và dân thường bị bắt. B. Lần đầu tiên ta đã buộc Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. C. Buộc kẻ thù phải ngừng bắn ở miền Nam. D. Đưa đến lập lại hòa bình ở miền Bắc Việt Nam. Câu 17: Sự kiện quan trọng đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. Thử thành công bom nguyên tử. C. Tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa. D. Phóng tàu vũ trụ “Thần Châu 5”. Câu 18: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Xây dựng nhiều trường hoc.̣ B. Thành lâp Nha Bình dân học vụ. C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động. D. Thực hiện cải cách giáo dục.̣ Câu 19: Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam? A. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. C. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. Câu 20: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam sau khi Đảng ra đời là: A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. Trang 2/5 - Mã đề thi 209
- B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 21: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào cách mạng Việt Nam? A. Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về trong nước. B. Đào tạo các chiến sĩ cách mạng. C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam. Câu 22: Yếu tố nào dưới đây đã biểu hiện tính triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931? A. Phong trào đã đánh bại thực dân Pháp và phong kiến tay sai. B. Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc và đánh bại thực dân Pháp. C. Phong trào đã có sự liên minh công – nông vững chắc. D. Phong trào đã sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và đã giành được chính quyền ở nông thôn Nghệ -Tĩnh. Câu 23: Cơ sở nào dưới đây để Nguyễn Ái Quốc xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”? A. Không chỉ giải phóng dân tộc mà còn giải phóng xã hội . B. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân, trí thức lên nắm quyền. C. Không chỉ giành độc lập cho dân tộc mà còn giành ruộng đất cho dân cày. D. Giành độc lập cho dân tộc, đưa công nhân lên nắm chính quyền. Câu 24: Nội dung nào sau là điểm khác biệt cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954? A. Tính chất Hiệp định. B. Vấn đề ngừng bắn. C. Vấn đề rút quân. D. Vấn đề thừa nhận tính thống nhất của Việt Nam. Câu 25: Trong phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực nào đã trở thành “Lục địa bùng cháy”? A. Đông Nam Á. B. Bắc Phi. C. Mĩ Latinh. D. Đông Bắc Á. Câu 26: Sự kiện nào được xác định đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, song điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi ở nước ta? A. Khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại. B. Nhật đầu hàng Đồng minh. C. Nhật nhảy vào Đông Dương. D. Nhật đảo chính Pháp. Câu 27: Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9- 1945 ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. B. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc dậy chống phá cách mạng. C. Âm mưu của Tưởng và Pháp. D. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng. Câu 28: Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì? A. Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên. B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo. C. Uỷ ban Nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo. D. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 -1960). Câu 29: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là: A. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. B. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế. C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới. D. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ. Câu 30: Nước nào tuyên bố độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á? A. In-đô-nê-xi-a. B. Việt Nam. C. Lào. D. Phi-líp-pin. Câu 31: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965, chứng tỏ điều gì? A. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ. B. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu. C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ. D. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng. Trang 3/5 - Mã đề thi 209
- Câu 32: Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II là: A. Các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nô dịch các nước bại trận. B. Diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa các đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vi ảnh hưởng. C. Có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. D. Có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước Tư bản chủ nghĩa. Câu 33: Điểm mới được đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 là: A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và chống phong kiến. C. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi, chống phát xít. D. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Câu 34: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của: A. Các nước phương Tây. B. Anh và Pháp. C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Các nước Đông Âu. Câu 35: Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là: A. thúc đẩy quan hệ với Đông Nam Á. B. liên minh chặt chẽ với Mĩ. C. mở rộng quan hệ hợp tác trên thế giới. D. liên minh với Mĩ và Liên Xô. Câu 36: Người đặt nền móng đầu tiên trong quan hệ Việt - Nhật là: A. Huỳnh Thúc Kháng. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Phan Bội Châu. D. Phan Châu Trinh. Câu 37: Ý nào dưới đây không phải là nét tương đồng về sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Mục tiêu thành lập ban đầu là trở thành một liên minh quân sự, chính trị mạnh để tránh bị chi phối ảnh hưởng từ các cường quốc lớn bên ngoài. B. Thành lập sau khi đã hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành những quốc gia độc lập, có nhu cầu liên minh, hợp tác. C. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động, có địa vị quốc tế cao. D. Ban đầu khi mới hình thành chỉ có 1 vài nước thành viên, về sau mở rộng nhiều nước. Câu 38: Tổ chức cách mạng tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là: A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. Tân Việt cách mạng đảng. C. Việt Nam Quang phục hội. D. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Câu 39: Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”? A. Đô thị (hậu cứ). B. Ngụy quân. C. Ngụy quyền. D. “Ấp chiến lược”. Câu 40: Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế là trọng điểm bởi vì: A. cuộc cách mạng khoa học-công nghệ thúc đẩy kinh tế các nước phát triển. B. trong chiến tranh lạnh, kinh tế các nước đều đạt được nhiều thành tựu. C. phần lớn các nước đều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. D. quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp. HẾT Trang 4/5 - Mã đề thi 209
- ĐÁP ÁN Câu / 209 Mã đề 1 A 2 C 3 C 4 A 5 C 6 B 7 B 8 C 9 D 10 B 11 D 12 B 13 B 14 B 15 A 16 B 17 A 18 B 19 B 20 A 21 D 22 D 23 A 24 A 25 C 26 D 27 C 28 D 29 C 30 A 31 C 32 C 33 D 34 A 35 B 36 C 37 A 38 D 39 D 40 D Trang 5/5 - Mã đề thi 209